CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
Nâng cao y đức trong công tác khám và chữa bệnh tại bệnh viên ĐKKV Cái Nước12:18:00 11/07/2013
Ngành nghề nào cũng có đạo đức của mình, riêng đạo đức ngành y được nói đến nhiều nhất vì đây là ngành phục vụ liên quan đến sức khỏe – vốn quý nhất của con người. Khi bệnh tật ập đến có thể làm suy sụp một con người và có khi làm sụp đổ cả một gia đình. Do đó, y đức là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Y đức là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của những người hành nghề y, được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh. Lâu nay, nhiều người (ngay cả nhân viên y tế) cứ nghĩ rằng, y đức phải là những gì to tát, là những vấn đề liên quan đến yếu tố chuyên môn sâu nhiều hơn, mà quên rằng, y đức không ở đâu xa, đó là những việc diễn ra hằng ngày, hằng giờ tại các cơ sở y tế. Đó là thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ đối với người bệnh và thân nhân họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến y đức, Người là hiện thân của đạo đức cách mạng trong sáng đối với ngành y. Người luôn luôn quan tâm giáo dục những người làm công tác y tế về vấn đề y đức. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27- 2-1955. Người viết, người xưa có câu: "Lương y phải như từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền, Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân, phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Không một nội dung nào sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, ngắn gọn hơn, xúc tích hơn, đúng đắn hơn, nói lên được sự cao cả, thiêng liêng của ngành y tế, của người thầy thuốc như lời dạy của Người về y đức. Lòng người mẹ thương con là tình cảm cao cả, thiêng liêng nhất trong mọi tình cảm của con người. Tình thương yêu, đùm bọc giữa các anh chị em ruột thịt trong gia đình là tình cảm thân thiết, quý trọng nhất, sự quan tâm nỗi đau đớn, sướng khổ của bản thân mình là gắn bó, thân thiết nhất đối với mỗi người trong cuộc đời. Đến Hồ Chí Minh, y đức được nâng lên tầm cao chưa từng có. Còn gì thiêng liêng, cao quý hơn tình cảm mẹ con? Người mẹ không những sinh thành, tạo ra cuộc sống, nuôi dưỡng, dạy dỗ con mà còn có thể hy sinh tất cả, kể cả cái quý nhất là cuộc sống của mình cho con. Còn gì thân thiết hơn, gần gũi hơn tình cảm anh em cốt nhục ? Người anh nào khi em hoạn nạn không đem tất cả sức lực, tâm huyết, không làm tất cả mọi việc có thể làm được cho em mình qua cơn hoạn nạn. Còn gì thiết thân hơn, gần gũi hơn đối với con người là sự đau đớn của chính mình? Có người nào không hết lòng, hết sức chạy chữa cho bản thân mình khi đau ốm? Hồ Chí Minh đã đem tất cả những tình cảm cao quý, thiêng liêng (tình mẹ con, tình anh em, tình cảm đối với bản thân mình) vào đạo đức của người thầy thuốc. Từ một vấn đề mang tính trách nhiệm, là thái độ ứng xử chuyển thành vấn đề không chỉ mang tính trách nhiệm, nhân đạo mà còn mang sắc thái thiêng liêng, tình cảm. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo lập nên nền y đức mới, y đức cách mạng. Thấm nhuần lời dậy của Bác, tập thể cán bộ công chức viên chức Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước đoàn kết một lòng ra sức học tập, tu rèn y đức, hết lòng hết sức phục vụ bệnh nhân. Trong đó vấn đề nâng cao y đức, y thức phục vụ người bệnh được đặc biệt quan tâm. Thực tế thời gian qua một bộ phận không nhỏ thầy thuốc đã dánh mất đi một phần y đức, cái y đức cao quí mà đã được xã hội tôn vinh từ xưa đến nay, “thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Điều đó được họ biện minh bằng nhiều lý do khác nhau: Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, do điều kiện cuộc sống còn gặp khó khăn, do môi trường làm việc, do chế độ đãi ngộ của nhà nước chưa thỏa đáng, vv và vv. Tất cả những lý do đó chỉ biện minh cho những ai chưa xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người thầy thuốc XHCN. Thầy thuốc càng điều tiếng, xã hội càng băn khoăn với câu hỏi y đức là gì? Nhiều người đã trả lời ngay rằng chữa bệnh tốt là y đức. Có người mong được chữa bệnh tận tâm là y đức. Trong một điều tra xã hội học gần đây có làm một điều tra về y đức và có một câu hỏi đặt ra cho bác sĩ: Bác sĩ là ai? Bác sĩ nào cũng nói rằng Bác sĩ là người chữa bệnh cho dân, nhưng thật ra câu trả lời đúng phải “là người cung cấp dịch vụ y tế”. Khi chưa hiểu đúng về nghề của mình, Bác sĩ luôn nghĩ mình ở trên cao, người bệnh đến chữa bệnh là” trăm sự nhờ bác sĩ” dù người bệnh đã chi trả theo đúng quy chế viện phí và lẽ ra phải được đối xử như khách hàng, những người mua dịch vụ. Để làm cho đội ngũ thầy thuốc hiểu đúng mình là ai? “Là người cung cấp dịch vụ” và bệnh nhân là ai? “người mua dịch vụ”. Đảng ủy- BGĐ - BCH Công Đoàn Bệnh Viện phối hợp làm tốt công tác giáo dục y đức cho CBVC toàn Bệnh Viện bằng nhiều hình thức: Qua các diễn đàn, tọa đàm “Thầy thuốc với cuộc vận động học tập & làm theo lời Bác”, “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kỷ cương, liêm chính và học tập phong cách đạo đức của Người”,” Tổ chức cuộc thi ảnh nụ cười thân thiện” trong toàn Bệnh Viện, “Tìm kiếm giải pháp đổi mới và đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động nâng cao y đức trong khám khám chữa bệnh, bắt đầu bằng tinh thần, thái độ phục vụ”; Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ được kể trong mỗi buổi giao ban, đọc báo đầu giờ của các khoa phòng, mỗi cán bộ công chức phải tự đăng ký phấn đấu không ngừng tu rèn đạo đức, trao dồi kiến thức chuyên môn. Qua mỗi buổi tọa đàm, trao đổi nhóm mỗi người phải rút ra được những “Điểm”, những “Cái” cần phải học, phải làm theo. Hàng tháng Ban chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động có sơ kết đáng giá khen thưởng những khoa, phòng, cá nhân có thành tích tốt. Việc thực hiện cuộc vận động không chỉ dừng lại ở việc học, mà quan trọng hơn hết là việc tiếp thu, nâng cao nhận thức từ những điều học được ở tấm gương đạo đức của Bác để chuyển biến thành những hành động cụ thể của mỗi cán bộ viên chức. Đảng ủy- BGĐ- BCĐ Cuộc vận động phối hợp để cụ thể hóa 12 điều y đức, Qui tắc ứng xử, Qui chế giao tiếp của Bộ Y Tế vào xây dựng bảng điểm thi đua cho tập thể và cá nhân. Hàng năm xuất hiện nhiều tập thể tiên tiến, tập thể xuất sắc, như: Tập thể khoa Cấp Cứu, Hồi sức, khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nội Tim Mạch- Lão học; các phòng: Điều Dưỡng, Tổ Chức cán bộ. Đặc biệt có khoa phòng như khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, phòng Kế Hoạch Tổng Hợp nhiều năm liền đạt tâp thể xuất sắc. Nhiều cá nhân hết lòng hết sức phục vụ người bệnh như: BS Nguyễn Văn Hùng, trưởng Khoa Sản không quản ngại khó khăn, không kể ngày hay đêm, không kể trong ca trực hay ngoài ca trực khi có bệnh nặng, bệnh cấp cứu cần sự hỗ trợ là có mặt cùng với đồng nghiệp giải quyết thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo, cứu sống nhiều ca bệnh nặng, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bao gia đình. Còn nhiều và nhiều tấm gương thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, nhất là các thầy thuốc trẻ, như: HS Nguyễn thúy Kiều có hơn 07 lần hiến máu; ĐD Nguyễn Văn Trường, DT Nguyễn Văn Kiệt, ĐD Nguyễn lệ Thủy có 05 lần hiến máu; YS Đặng Kiên Cường, KTV Nguyễn Tuấn Đảm, ĐD Lê Trường Hận có 04 lần hiến máu, còn nhiều thầy thuốc trẻ khác có từ 1 đến 03 lần hiến máu. Đội tình nguyện hiến máu của Bệnh Viện luôn sẵn sàng hiến máu khi có nhu cầu. Để có được kết quả như trên chính là nhờ công tác tuyên truyền, giáo dục y đức được duy trì thường xuyên. Để Hình thành y đức không phải là chuyện một sớm một chiều, đó là sự kế thừa từ quá trình rèn luyện nhân cách đạo đức thông thường của con người khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Bên cạnh đó, bước vào ngành y thì sinh viên bao giờ cũng nhìn các thầy; Bác sĩ trẻ nhìn vào đàn anh, đàn anh thì nhìn các bậc lớn hơn, các chuyên gia để học theo. Do đó, giáo dục y đức là trách nhiệm của Đảng ủy- BGĐ- Công đoàn- Đoàn thanh niên, mỗi cán bộ y tế phải nghĩ rằng tất cả những việc mình làm, thái độ của mình sẽ có lớp đàn em học theo. Vì vậy, Bệnh Viện phát động phong trào những người anh, người chị đi trước phải có trách nhiệm làm gương và hướng dẫn các thế hệ sau bằng những câu chuyện, những lời khuyên, kể cả những lời nhắc nhở để chỉ cho lớp đàn em hiểu thế nào là y đức khi hành xử trong những trường hợp cụ thể, cách hỏi bệnh, thông tin một tin xấu cho người bệnh. Để làm tốt vấn đề này, hàng năm bệnh viện tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho từng đối tượng từ Hộ lý, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên cho đến Bác sĩ, các trưởng khoa phòng… Từ những bài học thực tiễn đó y đức sẽ thấm nhuần vào mỗi người và trở thành thói quen, nếp nghĩ, cách sống, cách làm. Từ những thực tế ở Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước, để nâng cao vấn đề y đức, Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho nhân viên y tế và người bệnh, người nuôi bệnh: Đối với nhân viên y tế: cần tuyên truyền giáo dục để mỗi nhân viên y tế nhận thức một cách sâu sắc về ý nghĩa cao quý của nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, có lòng yêu nghề, với đạo đức, trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ với bệnh nhân. Luôn có tinh thần học hỏi nâng cao tay nghề, trau dồi đạo đức lối sống, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Hai là: Chǎm lo tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên về tinh thần và vật chất, để họ yên tâm tận tình phục vụ người bệnh. Vấn đề an ninh trong môi trường bệnh viện cần được quan tâm, cần có hành lang pháp lý để bảo vệ nhân viên y tế khi đang hành nghề bị người nhà bệnh nhân tấn công. Chăm lo cho những người bị phơi nhiễm, bị bệnh nghề nghiệp, nhà ở tập thể cho cán bộ công chức có thu nhập thấp, cải thiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, đồng thời có chế độ khuyến khích, thu hút đối với nguồn nhân lực cao. Bốn là: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát huy trí tuệ của toàn ngành. Chuyển giao các tiến bộ khoa học, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, mở rộng liên doanh liên kết. Năm là:Tǎng cường công tác kiểm tra, giám sát về khám chữa bệnh. Xây dựng các quy trình, quy phạm trong quản lý chuyên môn, đặc biệt đối với những khâu liên quan trực tiếp tới sinh mạng bệnh nhân như cấp cứu, hồi sức, phẫu thuật, sinh đẻ. BS Bùi Đức Văn |