• Nghiên cứu tình hình thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Cái Nước Cà Mau năm 2017
    1. ĐẶT VẤN ĐỀTheo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu. Trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm khoảng 25-35% ở các nƣớc đang phát triển và 5-8% ở các nƣớc phát triển [8]. Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, khoa Khám bệnh mỗi năm khám khoảng 2.300 thai phụ nhưng không xét nghiệm tầm soát thiếu máu dinh dưỡng. Nên chúng tôi nghiên cứu “Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước năm 2017”  Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan nhằm góp phần trong dự phòng và điều trị cho phụ nữ mang thai bị bệnh thiếu máu thiếu sắt
  • NGHIÊN CỨU ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG, NỒNG ĐỘ hs-CRP TRÊN  BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ IRBESARTAN VÀ THUỐC HẠ MỠ MÁU ATORVASTATIN
    Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng (microalbuminuria-MAU) và nồng độ hs-CRP (high sensitivity-reactive protein C) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan MAU và hs-CRP. Đánh giá sự thay đổi của MAU và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU dương tính (+).Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tich được tiến hành trên 194 bệnh nhân ĐTĐ type 2; trong đó có 54 nam và 140 nữ, tuổi trung bình 60,39 ± 10,19; được làm xét nghiệm MAU và hs-CRP.Kết quả: Tỷ lệ MAU (+) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 30,9%, nồng độ trung bình của MAU (+) là 78,48 ± 51,74mg/g. Nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+) là 2,92 ± 2,46mg/L. Tỷ lệ hs-CRP mức độ nguy cơ thấp chiếm 16,7%, trung bình 50,0% và cao 33,3%. MAU (+) liên quan với thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng ở nữ, cholesterol, triglycerid và THA (p < 0,05). Nồng độ hs-CRP có liên quan với HDL-c (p < 0,05). Điều trị ĐTĐ type 2 phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin làm giảm tỷ lệ MAU (+) 28,6%, giảm nồng độ MAU (+), giảm nồng độ hs-CRP và tăng tỷ lệ mức độ nguy cơ hs-CRP thấp 42,9% (p < 0,001).Kết luận: Tỷ lệ MAU (+) là 30,9%. Nồng độ trung bình hs-CRP là 2,92 ± 2,46mg/L. MAU (+) liên quan với thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng, cholesterol, triglycerid và THA. Nồng độ hs-CRP có liên quan với HDL-c. Điều trị ĐTĐ type 2 phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin làm giảm tỷ lệ MAU (+), giảm nồng độ MAU (+), giảm nồng độ hs-CRP và tăng tỷ lệ mức độ nguy cơ hs-CRP thấp.Từ khóa: Đạm niệu vi lượng, hs-CRP, đái tháo đường type 2.ABSTRACTRESEARCH ON MICROALBUMINURIA, hs-CRP CONCENTRATIONSIN TYPE 2 DIABETES MELLITUS PATIENTS AND THEIR CHANGEAFTER TREATMENT WITH IRBESARTAN AND ATORVASTATIN                                                                                                                       Objectives: To determine the ratio of microalbuminuria (microalbuminuria-MAU) and hs-CRP levels (high sensitivity C-reactive protein) in patients with type 2 diabetes mellitus (diabetes).  To identify some factors related to MAU and hs- CRP. To assess the change of MAU and hs-CRP after 6 months of treatment with Irbesartan and Atorvastatin in type 2 diabetic patients who had positive MAU.Subjects and methods: The cross-sectional analytical study was conducted on 194 type 2 diabetes patients with 54 men and 140 women, whose mean age was 60.39 ± 10.19. All patients were conducted in MAU and hs-CRP tests.Results: MAU (+) ratio in patients with type 2 diabetes was 30.9%, the average concentration of MAU (+) was 78.48 ± 51,74mg/g. The average concentration of hs-CRP in patients with type 2 diabetes had MAU (+) was 2.92 ± 2,46mg / L. hs-CRP ratio at low risk level of 16.7%, 50.0% at average risk and 33.3% higher risk level. MAU (+) associated with the time of diabetic diagnosis, waist circumference in female, cholesterol, triglycerides and hypertension (p <0.05). hs-CRP concentrations were associated with HDL-c (p <0.05). Treatment of type 2 diabetes coordinated the angiotensin receptor blocker Irbesartan and lipid-lowering drug Atorvastatin reduced MAU (+) ratio of 28.6%, decreased concentration MAU (+), decreased hs-CRP concentrations and increased rate level of hs-CRP low risk of 42.9% (p <0.001).Conclusion: MAU (+) ratio was 30.9%. The average concentration of hs-CRP was 2.92 ± 2,46mg/L. MAU (+) related to the time of diabetic diagnosis, waist circumference in female, cholesterol, triglycerides and hypertension. hs-CRP concentrations were associated with HDL-c. Treatment of type 2 diabetes coordinated the angiotensin receptor blocker Irbesartan and lipid-lowering drug Atorvastatin reduced MAU (+) ratio, decreased MAU (+) concentration, decreased hs-CRP concentrations and increased rate level of hs-CRP low risk.Keywords: Microalbuminuria, hs-CRP, diabetes mellitus type 2.
  • KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CÁI NƯỚC NĂM 2015
    Viêm loét dạ dày, tá tràng là một bệnh mãn tính, dễ tái phát và có nhiều biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Ba nhóm thuốc: ức chế bơm proton (PPI: proton pump inhibitors), nhóm Antacid và các thuốc kháng thụ thể H2, là những thuốc thường dùng. Để xác định tỷ lệ từng nhóm thuốc trong điều trị, cũng như một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị VLDDTT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, bằng phương pháp hồi cứu cắt ngang, với cỡ mẫu 600 bệnh án điều trị nội trú tại Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước năm 2015, cho thấy kết quả như sau:Tỷ lệ sử dụng các thuốc điều trị viêm loét dạ dầy tá tràng: Tiền sử bệnh nhân có bệnh lý về dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ 32,2; Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng tập trung nhiều nhất là tại Khoa Nội (45,2%). Tỷ lệ các lý do sử dụng nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng: Mục đích điều trị là 33%; Dự phòng là 44,5%; Chỉ định khác là 22,5%. Tỷ lệ các nhóm thuốc trị VLDDTT được sử dụng: Nhóm Antacid là 9,7%; Nhóm Kháng H2 là 4,2%;  Nhóm PPIs là 86,1%.Một số yếu tố liên quan: Có mối liên quan giữa điều trị bệnh Xuất huyết tiêu hóa với nhóm thuốc antacid; Có mối liên quan giữa điều trị bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng với nhóm antacid và Kháng H2; Có mối liên quan giữa mục đích điều trị với nhóm Antacid và kháng H2, Có mối liên quan giữa tiền sử bệnh nhân có mắc các bệnh về dạ dày với việc sử dụng nhóm kháng H2, Antacid.
  • NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC   ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
  • Mô tả và so sánh sự khác biệt 02 biến số liên tục
  • TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY- THỰC QUẢN (GERD)
  • TÁC DỤNG CỦA ROSUVASTATIN LÊN RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
    Huỳnh Minh Ngọc (*), Nguyễn Trung Kiên (**)(*) Bệnh viện, (**) Trường Đại học Y Dược Cần Thơ            Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thường kết hợp nhau trên lâm sàng, điều chỉnh rối loạn lipid máu là cần thiết để giảm các biến chứng nguy hiểm. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng được tiến hành trên hai nhóm bệnh nhân điều trị bằng rosuvastatin (nhóm nghiên cứu) và atorvastatin (nhóm chứng)  20mg/ngày trong 3 tháng. Kết quả: rosuvastatin làm nồng độ CT giảm từ 6,57±0,75mmol/L còn 4,17±0,73mmol/L, TG giảm từ 2,99±0,96 mmol/L còn 2,09±0,81mmol/L, LDL-c giảm từ 4,18±0,43mmol/L còn 2,40±0,49mmol/L và HDL-c tăng từ 1,09±0,23mmol/L lên 1,25±0,24mmol/L. Tỷ lệ tăng men gan <3 lần SGOT là 7,8%, SGPT là 11,8% và không có trường hợp nào đau cơ, rối loạn tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rosuvastatin có tác dụng tốt hơn atorvastatin.Từ khóa: rối loạn lipid máu, rosuvastatin
  • TỶ LỆ BỆNH LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ  TRÊN BỆNH NHÂN ≥ 50 TUỔI TẠI KHOA NỘI    BVĐKKV CÁI NƯỚC-CÀ MAU
    Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương tại bệnh viện huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2009. Kết quả: Có 154 nữ và 106 nam từ 50 tuổi trở lên. Tỷ lệ loãng xương 21,53%,. Tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng nhiều (p < 0,05). Trong 71 trường hợp gãy xương đốt sống tỷ lệ loãng xương 53,5% (p>0,05).            Trong phân tích hồi quy đa biến; tuổi cao và nhẹ cân cả hai có liên quan đến BMD (r=0,63,p<0,05). Trong phân tích hồi quy logistic; tuổi cao, nhẹ cân, và mật độ xương thấp đều có liên quan đến gãy đốt sống. Kết luận: Tỷ lệ loãng xương 21,53%. Trong 71 trường hợp gãy xương đốt sống tỷ lệ loãng xương 53,5%. Tuổi cao, nhẹ cân, mật độ xương thấp đều có liên quan đến gãy xương đốt sống.SUMMARY.Objective: Identifiing the prevalence and distribution of osteoporosis and indentification risk factor of osteoporosis of Hospital of Cai Nuoc district, Ca Mau province. Methodes: A cross- sectional study was done in 2009. Results: Total of 154 women and 106 men aged from 50y and over. The prevalence of Osteoporosis was 21.53%. Osteoporosis prevalence among the age groups increased with age (p < 0.05). Among the 71 cases vertebral fractures, the prevalence of osteoporosis was 53.5%.            In multivariable analysis; Advanced age and low body weight, both of which are related to BMD (r=0.63, p<0.05). In logistic regression analysis; Advanced age,  low body weight and osteopenia related  to Vertebral fractures. Conclusion: The prevalence of Osteoporosis was 21.53%. Among the 71 cases vertebral fractures, the prevalence of osteoporosis was 53.5%. Advanced age,  low body weight and osteopenia related  to Vertebral fractures.