CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
Lịch sử hình thành Khoa Phụ Sản
00:23:00 12/05/2013
TK BS TRẦN THỊ THÚY AN I. Lịch sử hình thành Căn cứ quyết định số 517/QĐ – UBND tỉnh Cà Mau về việc thành lập Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước và tình hình thực tế về nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực. Khoa Sản – Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước được hình thành và phát triển trên mô hình Bệnh Viện như sau: Những ngày đầu thành lập…. Năm 1999 -2001 Khoa Sản có tổng số 14 cán bộ trong đó 1 bác sỹ, 6 y sỹ chuyên khoa sản, 2 nữ hộ sinh trung cấp, 2 hộ sinh sơ cấp và 3 hộ lý. Với 15 giường nội trú, 2 bàn kỹ thuật, lượng bệnh khám và điều trị trung bình khoảng 35 cas/ ngày, trang thiết bị thiếu trầm trọng và thô sơ,….. Mặc dù vậy,…. Nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện và sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ khoa Sản, công tác khám, điều trị, phục vụ người bệnh được nâng cao, lòng tin vào y bác sỹ khoa Sản cũng như Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước được nhân lên. Từ đó, lượng bệnh đến khám và điều trị tăng đột biến theo từng năm, lúc đỉnh điểm một giường nằm từ 2 – 3 thai phụ, khoảng 140cas nội trú trong ngày, vậy nên khoa sản luôn trong tình trạng quá tải. Cụ thể như sau:
Và hiện nay,… Khoa Sản với 35 cán bộ, trong đó 5 bác sỹ ( 1 chuyên khoa I Ngoại Sản, 1 chuyên khoa I Sản phụ khoa, 1 Sơ bộ sản, 2 được tập huấn về Sản khoa), 2 Cử nhân hộ sinh đại học, 21 Hộ sinh trung cấp, 2 y sỹ chuyên khoa Sản, 1 dược tá và 3 hộ lý. Với cơ sở vật chất hạ tầng khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị tiên tiến khoa gồm 19 phòng trong đó 4 phòng chức năng, 3 phòng kỹ thuật và 12 phòng bệnh đã tương đối đầy đủ phục vụ cho nhu cầu chẩn đoán, khám chữa bệnh cho nhân dân. Vì vậy lượng bệnh đến sanh, phẫu thuật và điều trị bệnh tại khoa Sản trung bình 350 cas/ tháng. Trên đây là sự hình thành và phát triển của Khoa Sản – Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước. Ban lãnh đạo khoa cũng như tập thể cán bộ luôn dang tay chào đón các Bác sỹ có nguyện vọng phục vụ vùng xa và đam mê lĩnh vực sản khoa về công tác, phục vụ tại khoa Sản.
NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CHUNG CỦA TRƯỞNG KHOA
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao. I. NHIỆM VỤ: 1. Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. 2. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ "Lương y phải như từ mẫu". 3. Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và Quy chế bệnh viện. 4.Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công. 5. Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết ,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý. 6. Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới. 7. Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. 8. Định kì sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay. II. QUYỀN HẠN: 1.Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện. 2.Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa. 3. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc. 4. Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa. 5. Kí các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khoẻ (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện. 6. Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật.
TRƯỞNG KHOA PHỤ SẢN
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa ngoại, trưởng khoa phụ - sản có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: I. NHIỆM VỤ: 1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa phụ - sản. 2. Tổ chức và chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt công tác thăm khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh tại khoa. 3. Tham gia thực hiện các kĩ thuật về kế hoạch hoá gia đình tại khoa và tại cộng đồng. 4. Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa gây mê - hồi sức. 5. Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh tại khoa và tại cộng đồng. II. QUYỀN HẠN: Có quyền hạn chung của trưởng khoa
Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG) TRƯỞNG KHOA. NỮ HỘ SINH TRƯỞNG KHOA
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa nữ hộ sinh trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau: I. NHIỆM VỤ: 1. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. 2. Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện. 3. Quản lí buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa, 4. Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng) nữ hộ sinh và hộ lí thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lí. 5. Lập kế hoạch và phân công công việc cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lí trong khoa. 6. Tham gia công tác đào tạo cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, học viên, hộ lí và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công. 7. Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng. 8. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa. 9. Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. 10. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh. 11. Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa. II. QUYỀN HẠN: 1. Phân công y tế (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lí đáp ứng yêu cầu công việc của khoa. 2. Kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lí thực hiện các quy định về quy chế bệnh viện.
BÁC SĨ SẢN PHỤ
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ điều trị và có nhiệm vụ, quyền hạn sau: I. NHIỆM VỤ: 1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viên, đặc biết phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa phụ sản, quy chế công tác khoa ngoại,quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức và quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn 2. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa phụ sản hoặc khoa ngoại về các công việc được phân công. 3. Đối với sản phụ đến khám thai phải hỏi tỉ mỉ về quá trình thai nghén, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán rõ tuổi thai, tình trạng thai nghén, hướng dẫn sản phụ giữ vệ sinh thai nghén. 4. Đối với người bệnh đến khám phụ khoa phải hỏi tỉ mỉ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị. 5. Thực hiện đỡ đẻ khó sau khi đã tham khám và xác định tình trạng thai và tiên lượng cuộc đẻ. 6. Trong trường hợp sản bệnh hoặc có nguy cơ tai biến sản khoa phải báo cáo trưởng khoa để hội chẩn và xử lí kịp thời. 7. Thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật về sản, phụ theo sự phân công của trưởng khoa. 8. Tham gia công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh phòng chống các bệnh phụ khoa và công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. II. QUYỀN HẠN: 1 Có quyền hạn của bác sĩ điều trị 2. Kí giấy chứng sinh. Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG) HÀNH CHÍNH KHOA
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ sau: 1. Thực hiện công việc thống kê theo quy định: a. Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong. b. Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định. c. Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện tử vong đến phòng lưu trữ. d. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa. 2. Quản lí thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa. a. Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt. b. Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh. c. Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định. d. Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc. e. Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện. 3. Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của y tá (điều dưỡng) trưởng và trưởng khoa. 4. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần. 5. Thay y tá (điều dưỡng) trưởng khoa khi được uỷ quyền. TRƯỞNG BUỒNG ĐỠ ĐẺ
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bác sĩ trưởng khoa phụ sản, trưởng buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: I. NHIỆM VỤ: 1. Tổ chức hoạt động của buồng đỡ đẻ( buồng sinh) theo quy chế công tác khoa phụ sản và quy chế chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện. 2. Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) cho tới khi kết thúc cuộc đẻ, chuyển sản phụ và trẻ sơ sinh ra khỏi buồng đỡ đẻ ( buồng sinh). 3. Thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ thường và đỡ đẻ khó. 4. Tổ chức hội chẩn trong trường hợp đẻ khó bảo đảm an toàn cho sản phụ và sơ sinh. 5. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong buồng thực hiện đúng quy chế bệnh viện. 6. Tổ chức tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện, hỗ trợ tuyến dưới khi được trưởng khoa phụ sản hoặc giám đốc bênh viện phân công. 7. Tổ chức thường trực buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) liên tục 24 giờ. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và trưởng khoa phụ sản phân công. 9. Tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ sơ sinh và kế hoạch hoá gia đình. II. QUYỀN HẠN: 1 . Chỉ định các phương pháp đỡ đẻ, xử lí những trường hợp thai bất thường, chăm sóc đặc biệt cho sản phụ và trẻ sơ sinh. 2. Chủ trì các buổi họp và giao ban hàng ngày của buồng đẻ ( buồng sinh). 3. Kí giấy chứng sinh. 4. Bố trí nhân lực trong buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) phù hợp với công việc. Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG )CHĂM SÓC
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc có nhiệm vụ sau. 1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật. 2. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc. 3. Thực hiên chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện: a. Y tá (điều dưỡng) trung cấp, y tá (điều dưỡng) chính thực hiện được các kĩ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, thực hiện kĩ thuật tiêm thuốc , truyền dịch thay băng, đặt thông, kĩ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. b. Y tá (điều dưỡng) cao cấp (cử nhân điều dưỡng): ngoài việc thực biện các công việc như y tá (điều dưỡng) chính phải thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp khi y tá (điều dưỡng) chính không thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lí và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa. 4. Đối với những người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều bị xử lí kịp thời. 5. Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định. 6. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho y tá (điều dưỡng) trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng. 7. Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cu y tế; trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. 8. Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phân công. 9. Tham gia thường trực theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa. 10. Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức. 11. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức NỮ HỘ SINH
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và nữ hộ sinh trưởng khoa, nữ hộ sinh có nhiệm vụ: 1. Tiếp nhận, hướng dẫn sản phụ, người bệnh đến khám bệnh, điều trị, thực hiện đúng quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện. 2. Thăm khám thai, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo mọi mặt trước khi sản phụ đẻ. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử lí kịp thời. 3. Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ bác sĩ thực hiện kĩ thuật đỡ đẻ khó. a. Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công. b. Nữ hộ sinh cao cấp (cử nhân nữ hộ sinh): thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp khi nữ hộ sinh trung cấp không thực hiện được; thực hiện kĩ thuật hút điều hoà kinh nguyệt; trực tiếp theo dõi, chăm sóc những cuộc đẻ có nguy cơ cao; sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. 4. Thực hiện đầy đủ, chính xác y lệnh của bác sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo bác sĩ điều tri khi có diễn biến bất thường và ghi đẩy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc. 5. Nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người bệnh, thuốc, công việc, tài sản đầy đủ với kíp thường trực. 6. Bảo quản tài sản, thuốc và các thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh buồng bệnh và buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. 7. Nghiêm túc thực hiện sự phân công của trưởng khoa và nữ hộ sinh trưởng khoa. 8. Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa. 9. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh cho các sản phụ và người bệnh tại khoa. Tham gia công tác chuyên khoa tại cộng đồng khi được phân công. |