CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC
00:22:00 12/04/2013
TK. BS TÔ VIỆT KHÁI
I- LỊCH SỬ TÌNH HÌNH: - Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc thuộc Bệnh Viện đa khoa khu vực Cái Nước, được thành lập ngày 10/11/2008 theo quyết định số 140/QĐ -SYT, trên cơ sở tách ra từ khoa Cấp cứu Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước. - Trụ sở chính: Khóm II –TT Cái Nước- Tỉnh Cà Mau. - Tóm tắt cơ cấu tổ chức: Khoa Hồi sức tích cực – chống độc có 10 giường kế hoạch, thực kê 14. Tổng số có 16 biên chế gồm: 4 bác sĩ, 9 điều dưỡng, 01 dược sĩ trung học và 02 hộ lý.Trong đó bác sĩ chuyên khoa I: 01 II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: - Khoa Hồi sức tích cực – chống độc là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những bệnh nhân của khoa cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến. - Phối hợp với khoa cấp cứu tham gia cấp cứu ngoại viện. - Phối hợp với khoa cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện và tham gia hội chẩn với các khoa khác khi cần. - Trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên. - Thông báo cho bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị tiếp nhận người bệnh. - Kiểm tra tình trạng bệnh trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển. - Đối với người bệnh nặng phải có bác sĩ, điều dưỡng đi kèm để tiếp tục cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển. - Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn trong bệnh viện. III- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC: - Từ khi thành lập đến nay khoa luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công suất giường bệnh luôn đạt và vượt kế hoạch. - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, không sai sót chuyên môn. - Đoàn kết tốt nội bộ, phục vụ nhân dân tận tình chu đáo - Từ khi thành lập kết quả kiểm tra cuối năm luôn được hạng cao trong hệ các khoa có giường bệnh, cụ thể : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau xét tặng Bằng Khen năm 2010 và tặng tập thể lao động xuất sắc năm 2011, năm 2012. Ảnh: Tập thể khoa hồi sức sức tích
NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CHUNG CỦA TRƯỞNG KHOA
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao. I. NHIỆM VỤ: 1. Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. 2. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ "Lương y phải như từ mẫu". 3. Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và Quy chế bệnh viện. 4.Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công. 5. Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết ,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý. 6. Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới. 7. Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. 8. Định kì sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay. II. QUYỀN HẠN: 1.Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện. 2.Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa. 3. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc. 4. Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa. 5. Kí các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khoẻ (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện. 6. Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật.
TRƯỞNG KHOA LÂM SÀNG
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa. Trưởng khoa lâm sàng có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1 NHIỆM VỤ: 1. Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh trong khoa. Ngoài số giường trực tiếp điều trị trưởng khoa lâm sàng phải có kế hoạch thăm khám hội chẩn tất cả người bệnh trong khoa đặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng để chỉ đạo các bác sĩ điều trị xử lý kịp thời những tình huống bất thường 2. Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lí theo từng chuyên khoa để đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh tật . 3. Theo dõi sát sao và nắm chắc diễn biến bệnh lý của người bệnh trong khoa. 4. Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện. xin ý kiến giải quyết. 5. Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu. 6. Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức. 7. Tổ chức tốt công tác hành chính trong khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định cập nhật chính xác mọi số liệu; tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định. 8. Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh. 9. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh tại khoa. 10. Tham dự họp Hội đồng người bệnh cấp khoa. 11. QUYỂN HẠN: Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
TRƯỞNG KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa hồi sức cấp cứu có nhiệm vụ, quyền hạn sau: I. NHIỆM VỤ: 1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu. 2. Bố trí nhân lực và thiết bị y tế hợp lý, đảm bảo công tác thường trự sẵn sàng cấp cứu liên tục 24 giờ. 3. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiên tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp cứu Phối hợp với các trưởng khoa chỉ đạo chuyên môn hệ thống cấp cứu trong bệnh viện. 4. Tổ chức công tác hồi sức cấp cứu người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm. Khi phát hơn bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo giám đốc trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và chống dịch thông báo cho các khoa có liên quan để tổ chức phòng chống dịch theo quy định. 11 QUYỀN HẠN: Có quyền hạn chung của trưởng khoa Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG) TRƯỞNG KHOA. NỮ HỘ SINH TRƯỞNG KHOA
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa nữ hộ sinh trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau: I. NHIỆM VỤ: 1. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. 2. Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện. 3. Quản lí buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa, 4. Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng) nữ hộ sinh và hộ lí thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lí. 5. Lập kế hoạch và phân công công việc cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lí trong khoa. 6. Tham gia công tác đào tạo cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, học viên, hộ lí và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công. 7. Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng. 8. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa. 9. Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. 10. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh. 11. Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa. II. QUYỀN HẠN: 1. Phân công y tế (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lí đáp ứng yêu cầu công việc của khoa. 2. Kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh và hộ lí thực hiện các quy định về quy chế bệnh viện.
Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG) HÀNH CHÍNH KHOA
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ sau: 1. Thực hiện công việc thống kê theo quy định: a. Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong. b. Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định. c. Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện tử vong đến phòng lưu trữ. d. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa. 2. Quản lí thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa. a. Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt. b. Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh. c. Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định. d. Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc. e. Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện. 3. Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của y tá (điều dưỡng) trưởng và trưởng khoa. 4. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần. 5. Thay y tá (điều dưỡng) trưởng khoa khi được uỷ quyền.
65. Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG )CHĂM SÓC
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc có nhiệm vụ sau. 1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật. 2. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc. 3. Thực hiên chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện: a. Y tá (điều dưỡng) trung cấp, y tá (điều dưỡng) chính thực hiện được các kĩ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, thực hiện kĩ thuật tiêm thuốc , truyền dịch thay băng, đặt thông, kĩ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. b. Y tá (điều dưỡng) cao cấp (cử nhân điều dưỡng): ngoài việc thực biện các công việc như y tá (điều dưỡng) chính phải thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp khi y tá (điều dưỡng) chính không thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lí và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa. 4. Đối với những người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều bị xử lí kịp thời. 5. Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định. 6. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho y tá (điều dưỡng) trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng. 7. Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cu y tế; trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. 8. Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phân công. 9. Tham gia thường trực theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa. 10. Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức. 11. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức HỘ LÝ CHUNG (Làm việc tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh)
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, hộ lí có nhiệm vụ sau: 1. Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện. 2. Phục vụ người bệnh: a- Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy định. b- Đổ bô, chất thải của người bệnh. c- Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô, sạch. 3. Phụ y tá (điều dưỡng) chăm sóc người bệnh toàn diện: a- Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân thể b- Vận chuyển người bệnh. c- Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng. 4. Thu gom, quản lí chất thải trong khoa: a- Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định của khoa (có lót túi nilon ở trong) b- Tập trung, phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa. c- Buộc túi ni lon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn, ghi rõ tên khoa trên nhãn. d- Thu gom bỏ rác vào thùng không để rác rơi vãi ra ngoài. e. Cọ rửa thùng rác hàng ngày 5. Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công. 6. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa. |