CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
CẦN LẮM VIỆC CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHO ĐIỀU DƯỠNG13:05:00 17/04/2015
Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành 6 hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong đó, có 2 Hướng dẫn liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc người bệnh của Điều Dưỡng là: Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hướng dẫn tiêm an toàn.
Hai Hướng dẫn này mặc dù đã ban hành khoảng 2 năm nay. Nhưng đến nay vẫn còn nhiều cơ sở y tế vẫn chưa cập nhật. Việc chăm sóc người bệnh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hướng dẫn này đã giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc, trọng tâm như sau: I. Chín (9) biện pháp phòng ngừa chuẩn trong cơ sở y tế gồm: Vệ sinh tay, Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, Vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho, Sắp xếp NB, Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, Vệ sinh môi trường, Xử lý dụng cụ, Xử lý đồ vải và Xử lý chất thải. Trong đó, Vệ sinh tay là nội dung cơ bản của PNC và là biện pháp hiệu quả nhất trong kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh. Đối với phương tiện phòng hộ cá nhân: Sử dụng găng tay có những chú ý sau: - Mang găng không thay thế được vệ sinh tay. - Không mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều NB, kể cả sát trùng găng ngay để dùng cho NB khác. - Không cần mang găng trong các chăm sóc nếu việc tiếp xúc chỉ giới hạn ở vùng da lành lặn như vận chuyển NB, đo huyết áp, phát thuốc. Tiến hành thay găng khi: - Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bệnh nhân. - Sau khi tiếp xúc với vật dụng nguy cơ nhiễm khuẩn cao. - Nghi ngờ găng thủng hay rách. - Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một NB mà có tiếp xúc các chất nguy cơ nhiễm khuẩn (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi hút đờm qua nội khí quản). - Trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường. Đối với khẩu trang, chỉ mang khẩu trang khi: - Dự kiến sẽ bị bắn máu dịch tiết vào mặt mũi trong chăm sóc NB. - Khi làm việc trong khu phẫu thuật hoặc trong các khu vực đòi hỏi vô khuẩn khác. - Khi chăm sóc NB có nghi ngờ hoặc mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc khi NVYT đang có bệnh đường hô hấp. - Khẩu trang chỉ nên sử dụng một lần, sau khi sử dụng không bỏ túi để dùng lại hay đeo quanh cổ. II. Khái niệm là một mũi tiêm an toàn là: - Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm; - Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm; - Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng. *6 nhóm giải pháp để có mũi tiêm an toàn gồm: - Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết. - Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm. Trong nhóm giải pháp này tác giả nhấn mạnh việc khuyến khích cung cấp gạc miếng tẩm cồn dùng một lần thay thế hộp chứa bông cồn như hiện nay. - Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế và thiết lập, thực hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp - Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát - Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm. Để thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm cần chú ý: + 5 thời điểm vệ sinh tay. + Chuẩn bị xe tiêm nhằm sử dụng dụng cụ, thuốc thích hợp, an toàn. Sử dụng phương tiện phòng hộ đúng mục đích, đúng thời điểm, chỉ mang găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh hoặc da tay của nhân viên y tế bị tổn thương. Khẩu trang, kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác KHÔNG ĐƯỢC chỉ định sử dụng trong quy trình tiêm bắp, trong da, dưới da, tĩnh mạch ngoại biên. Tuy nhiên trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm, bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, do máu bắn và tiêm truyền tĩnh mạch trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế. + Và phải tuân thủ các nguyên tắc về thực hành tiêm, đặc biệt không dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm.
Hình 1. Kỹ thuật đậy nắp kim không dùng hai bàn tay
Ngoài ra, khi thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm cần chú ý: - KHÔNG được chạm kim tiêm vào bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn. - KHÔNG được cầm nắm đụng chạm tay vào pít tông đầu ăm bu thân kim tiêm trong quá trình chuẩn bị thuốc tiêm thuốc. - KHÔNG được sử dụng lại bơm tiêm kể cả khi đã thay kim tiêm. - KHÔNG đụng chạm vào nắp lọ thuốc sau khi đã lau khử khuẩn bằng cồn. - KHÔNG dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc cho nhiều lọ thuốc đa liều.
- KHÔNG sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch để pha thuốc hoặc tiêm cho nhiều người bệnh. (trừ trường hợp các nhà thuốc sử dụng tủ vô trùng).
Rỏ ràng như chúng ta thấy muốn việc chăm sóc người bệnh tốt, thì việc Cập nhật kiến thức cho Điều dưỡng là không thể thiếu, vì công tác chăm sóc liên quan trực tiếp tính mạng người bệnh. CN. Văn Phượng Loan |