Phòng Vật Tư Trang Thiết Bị Y Tế
    22:07:00 03/07/2013

     

     

    PP KS NGUYỄN THANH MÃI

    I. Lịch sử hình thành:

       - Phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa khu vực cái Nước được thành lập vào ngày 12 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số 20/QĐ – SYT.

       - Trụ sở chính: Khóm II – TT Cái Nước – Huyện Cái Nước – Tỉnh Cà Mau.

       - Tóm tắt cơ cấu tổ chức: Phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế phụ tráchquản lý, sửa chữa các trang thiết bị y tế và mua sắm vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, Oxy gen. Tổng số có 04 biên chế, đến năm 2007 phòng Vật tư - TTBYT nhận thêm công việc quản lý sửa chữa điện nước từ phòng Hành chánh quản trị giao, lúc này biên chế của phòng tăng lên 07 cán bộ.

         - Đầu năm 2009 phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế giao lại phần điện nước cho phòng Hành chính quản trị quản lý, biên chế của phòng còn 04 cán bộ trong đó 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 02 nhân viên, 01 cử nhân hành chính, 01 kỷ sư điện điện tử, 01 dược sĩ trung học, 01 trung cấp trang thiết bị y tế.

    II. Chức năng nhiệm vụ phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế:

        1). Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

        2). Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.

        3). Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.

        4). Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

        5). Lập hồ sơ, lí lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kĩ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của giám đốc bệnh viện.

        6). Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kì và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mổi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và kí tên vào hồ sơ lí lịch máy.

       7). Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.

       8). Định kì đánh giá, báo cáo tình hình quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc.

       9). Tổ chức học tập cho các thành viên trong bệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

    III. Thành tích đạt được phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế:

        Năm 2010 phòng vật tư đạt được danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

        Năm 2012 phòng vật tư đạt được danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

    Phòng Vật tư - Thiết bị y tế của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế trong Bệnh viện.

     

     

    TRƯỞNG PHÒNG VẬT TƯ-THIẾT BỊ Y TẾ

     

     

    Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng phòng vật tư - thiết bị y tế chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác quản lí và sử dụng mọi vật tư, thiết bị y tế.

    I. NHIỆM VỤ:

    1. Lập kế hoạch công tác vật tư - thiết bị y tế trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
    2. Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng và các thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạch chung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
    3. Tổ chức đấu thầu việc mua sắm, sửa chữa thanh lí vật tư, thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
    4. Thực hiện chế độ kiểm tra sử dụng và bảo quản thiết bị y tế theo chế độ quy định, có nhận xét để báo cáo giám đốc.
    5. Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh lao động; đặc biệt chú ý các loại thiết bị y tế trực tiếp điều trị người bệnh.
    6. Phân công người thường trực liên tục 24 giờ để giải quyết những yêu cầu đột xuất về thiết bị y tế phục vụ người bệnh.
    7. Tổ chức đào tạo thường xuyên cho những viên chức vận hành thiết bị y tế của bệnh viện; các bệnh viện tuyến dưới có nhu cầu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng có hiệu quả thiết bị y tế.

      II. QUYỀN HẠN:

    1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
    2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc.
    3. Nhận xét từng thành viên trong phòng về năng lực, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ để trình giám đốc xét khen thưởng, đề bạt, kỉ luật.
    4. Kiểm tra các đơn vị trong viện về quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế theo quy định.
    5. Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.