NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, NIỀM TIN VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 24 THÁNG TUỔI HUYỆN CÁI NƯỚC NĂM 2013

09:01:00 05/08/2014

Tóm tắt: Mục tiêu: Xác định TTDD của trẻ em dưới 24 tháng tuổi và TTDD, các kiến thức, niềm tinvề nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 347 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại bệnh viện ĐKKV Cái Nước và 07 xã từ tháng 5/2013 đến 5/2014. Kết quả: Tỷ lệ  SDD thể chiều cao theo tuổi tính chung 10,1%, bé trai 11,8% bé gái 8,6%.Tỷ lệ SDD thể cân nặng theo tuổi tính chung 5,7%. Tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm 5,9%.

Tỷ lệ các bà mẹ thiếu cân 9,8%, thừa cân béo phì 18,7%, chiều cao thấp 3,7%.

Về thực hành về NDTN: Cho trẻ bú ngay trong vòng giờ đầu 81,8%, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu 16,9%. Cho trẻ bú mẹ chủ yếu trong 6 tháng đầu 52,4%, cho trẻ bú mẹ đến 01 năm chiếm 63,8%.Kiến thức về NDTN: Cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu chiếm 91,9%, cho trẻ bú ngay trong giờ đầu sau sanh 72%. Niềm tin về NDTN: Trẻ khỏe mạnh khi BSMHT trong tháng đầu đạt 37,2%.Tỷ lệ bà mẹ nghĩ rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không cho uống nước sẽ bị khát 41,5%. Số lượng sữa không liên quan đến kích thước bầu vú  57%.

 

Chữ viết tắt:A&T: Alive & Thrive; BMI:Body Mass Index- Chỉ số khối cơ thể; BSMHT: Bú sữa mẹ hoàn toàn; ĐTĐ: Đái tháo đường; NDTN: Nuôi dưỡng trẻ nhỏ;PR: Prevalence Ratio; SDD: Suy dinh dưỡng; THA: Tăng huyết áp.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

            Mỗi giai đoạn phát triển thể chất và tâm thần khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, giai đoạn phát triển các năm đầu đời sữa mẹ đóng vai trò quyết định. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách sẽ mang đến lợi ích lâu dài về tầm vóc, trí tuệ và khi trưởng thành giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như béo phì, ĐTĐ, THA…Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tỷ lệ thiếu vitamin A, thiếu iod, các bệnh nhiễm trùng và SDD.Ngoài ra,còn mang đến lợi ích to lớn về kinh tế, tính trong cả nước nguồn sữa mẹ bị lãng phí do không cho con bú khoảng 275 triệu USD mỗi năm.

Huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau đã được triển khai dự án A&T từ năm 2011. Do vậy việc tìm hiểu kiến thức, niềm tin và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng quan trọng. Và đây là lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

1. Xác định TTDD của trẻ em dưới 24 tháng tuổi và TTDD của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.

2. Xác định về thực hành, kiến thức và niềm tin của các bà mẹ có con dưới 24 tháng về nuôi con bằng sữa mẹ.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

2.2. Đối tượng nghiên cứu: Các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tư vấn tại phòng tư vấnbệnh viện ĐKKV Cái Nước và 07 xãtrong huyện từ tháng 5/2013 đến 5/2014.

2.3. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước lượng một tỉ lệ lưu hành.Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn của dự án A&T tỉnh Cà Mau năm 2011 là 40%, chọn sai lệch giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật của quần thể 5%, sai lầm loại I: 5%, sai lầm loại II: 20%. Từ đó tính được 368 mẫu.

2.4. Phân tích dữ kiện:Bằng phần mềm R 3.0.1. Mô tả tỷ lệ phần trăm các biến số không liên tục, số trung bình và độ lệch chuẩn cho  biến liên tục.So sánh các biến bằng phương pháp Chi bình phương, hồi quy nhị phân PR.Sự khác biệt có ý nghĩa khi p <0,05.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.

3.1. TTDD của bé.


    

Biểu đồ 3.1. Cân nặng và chiều cao trẻ theo tuổi và giới.

 

Trẻ dưới 12 tháng tuổi phát triển cân nặng không khác nhau về giới tính. Bé trai có cân nặng trung bình 7,4 (1,2) kg, bé gái có cân nặng trung bình 7,2 (1,6) kg(p=0,27). Sau 12 tháng tuổi cân nặng bé trai 10,2 (1,5) kg cao hơn bé gái 9(1,1) kg (p<0,001).

Một xu hướng phát triển tương tự được ghi nhận trên chiều cao. Bé trai dưới 12 tháng tuổi có chiều cao trung bình 64,7 (6,6) cm,  bé gái có chiều cao trung bình 64,2 (5,8) cm (p=0,49). Sau 12 tháng chiều cao bé trai trung bình 78,9(5,4) cm, trong khi bé gái chiều cao trung bình 76,4(4,9) cm (p=0,02).

3.1.1. SDD chiều cao/tuổi.

Bảng 3.1. SDD chiều cao theo tuổi (thấp còi).

 

Trai

Gái

Tổng số

p

SDD

19 (11,8)

16 (8,6)

35 (10,1)

0,44

Bình thường

135 (83,3)

157 (84,9)

292 (84,2)

 

Thừa cân - béo phì

8 (4,9)

12 (6,5)

20 (5,9)

0,69

Tổng số

162

185

347

 

Ghi chú: Trong ngoặc tỷ lệ phần trăm.

3.1.2. SDD Cân nặng/tuổi.

Bảng 3.2.SDDcân nặng/tuổi (nhẹ cân).

 

Trai

Gái

Tổng

p

SDD

11 (6,8)

09 (4,8)

20 (5,7)

0,59

Bình thường

151 (93,2)

176 (95,2)

327 (94,3)

 

Tổng số

162

185

347

 

Ghi chú: Trong ngoặc tỷ lệ phần trăm

Phân loại SDD thể chiều cao theo tuổitính chung 10,1%,(KTC 95%: 6,9% - 13,3%), bé trai 11,8% bé gái 8,6% (p=0,44). Bên cạnh SDD thể thấp còi tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm 5,7% (KTC 95%: 3,3% - 8,1%).Tỷ lệ SDD thể thấp còi nghiên cứu chúng tôi tương đương cả nước (9,5%) nhưng thấp hơn tỉnh Cà Mau (11,7%). Tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể.Tỷ lệ SDD thể cân nặng theo tuổi tính chung 5,7%(KTC 95%: 3,3% - 8,1%), tương đương cả nước (5,8%) và tỉnh Cà Mau (6,9%). SDD thể chiều cao theo tuổi của chúng tôichỉ có 02 trường hợp.

3.2. TTDD các bà mẹ.

 

Biểu đồ 3.2. TTDD các bà mẹ tính theo BMI.

 

Tỷ lệ các bà mẹ thiếu cân 9,8%(KTC 95%: 4,0% - 15,6%),  thừa cân béo phì 18,7%(KTC 95%: 14,6% - 22,8%).Tỷ lệ các bà mẹ nhẹ cân thấp hơn nhiều so cả nước (17,8%) và tỉnh Cà Mau (21,5%). Có 13 bà mẹ (3,7%) có chiều cao dưới 145 cm, tương đương báo cáo dự án A&T ở Cà Mau 4,3%.

3.3. Thực hành NDTN.

Bảng 3.3. Thời gian bú sữa mẹ, và cho trẻ ăn.           

Thời gian bú

Số lượng (tỷ lệ%)

Bú mẹ trong giờ đầu: n =347

248 (81,8)

Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu: n = 206

35 (16,9)

Bú mẹ chủ yếu trong 6 tháng đầu: n = 206

108 (52,4)

Bú mẹ đến 01 năm: n=58

37 (63,8

Bú mẹ đến 02 năm: n=5

01 (20,0)

Ăn bổ sung đúng thời gian: n =66

58 (87,8)

Khẩu phần ăn đa dạng: n = 206

153 (74,3)

Ăn đủ bữa: n = 206

191 (92,7)

Thực phẩm giàu sắt: n=206

182 (88,3)

Đa số các bà mẹ cho trẻ bú ngay trong vòng giờ đầu, tỷ lệ này đạt đến 81,8%. Tuy nhiên tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu còn thấp chỉ chiếm 16,9%. Cho trẻ bú mẹ chủ yếu trong 6 tháng đầu chiếm 52,4%, cho trẻ bú mẹ đến 01 năm chiếm 63,8%. Có đến 87,8% bà mẹ cho ăn bổ sung đúng thời gian và 92,7% bà mẹ cho trẻ ăn đủ bữa.

Tỷ lệ cho trẻ ăn với khẩu phần ăn đa dạng đến 74,3%, thực phẩm cho trẻ ăn giàu chất sắt đến 88,3%. So sánh kết quả nghiên cứu với dự án A&T của tỉnh năm 2011. Kết quả cho thấy thực hành NDTN về cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sanh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nghiên cứu chúng tôi cao hơn có ý nghĩa thống kê.

 

3.4. Kiến thức về NDTN

Bảng 3.4. Kiến thức các bà mẹ về NDTN

TT

Kiến thức

Biết

Không

1

Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuối

126 (36,3)

221 (63,7)

2

Cho trẻ bắt đầu ăn thức ăn lỏng ngoài sữa

244 (70,3)

103 (29,7)

3

Cho trẻ bắt đầu uống nước từ 6-8,9 tháng

112 (32,3)

235 (37,7)

4

Trẻ < 6 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ là tốt

135 (48,8)

212 (51,2)

5

Trẻ < 6 tháng tuổi bú sữa mẹ là tốt hơn bú kết hợp

219 (91,9)

28 (8,1)

6

Bú hết vú này mới sang vú kia

140 (40,3)

207 (59,7)

7

Cho trẻ bú đúng tư thế

197 (56,8)

150 (43,2)

8

Làm gì khi trẻ không bú sữa mẹ

131 (37,8)

216 (62,2)

9

Trẻ sơ sinh chỉ cần 5-7 ml sữa mỗi ngày

38 (10,9)

309 (89,1)

10

Nên cho trẻ bú sữa non

221 (63,6)

126 (33,4)

11

Cho trẻ bú trong giờ đầu sau sinh

250 (72,0)

97 (28,0)

Ghi chú: Trong ngoặc tỷ lệ phần trăm

Kiến thức của các bà mẹ biết cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu chiếm đến 91,9%. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng đầu tiên ngoài sữa đạt 70,3%, nên bắt đầu cho trẻ uống nước từ tháng thứ 06 chỉ đạt 32,3%.  Số lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi bữa trong ngày đầu tiên sau sanh chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 10,9%.So sánh với chương trình tại tỉnh Cà Mau, các kiến thức của các bà mẹ về thực hành NDTN nghiên cứu chúng tôi đều cao hơn có ý nghĩa thống kê, trừ kiến thức về trẻ em dưới 6 tháng tuổi chỉ cho bú sữa mẹ là tốt (PR=1,18; KTC 95%: 0,98-1,42) và kiến thức về nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 01 giờ đầu sau sanh (PR=1,1 KTC 95%: 0,95-1,28).

3.5. Niềm tin về NDTN.

Bảng 3.5. Niềm tin của các bà mẹ về thực hành NDTN.

TT

Niềm tin

Đồng ý

Không

1

Trẻ khỏe mạnh khi BSMHT trong tháng đầu

129 (37,2)

218 (62,8)

2

Trẻ < 6 tháng không uống nước sẽ bị khát

144 (41,5)

203 (58,5)

3

Sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển trí não

119 (34,3)

228 (63,7)

4

Bà mẹ có bầu bú nhỏ vẫn đủ sữa để nuôi

198 (57,0)

149 (43,0)

5

Không cho uống  nước sau bú sẽ bị tưa lưỡi

233 (67,2)

114 (32,8)

6

Sau 6 tháng tuổi mới cho ăn bổ sung

326 (93,9)

21 (6,1)

7

Tiếp tục cho trẻ bú đến 2 năm tuổi

283 (81,5)

64 (18,5)

8

Khi trẻ bệnh vẫn cho bú mẹ

274 (78,9)

73 (21,1)

9

Cho trẻ ăn bình thường khi bị bệnh

307 (88,5)

40 (11,5)

10

Bổ sung sắt vào bữa ăn khi được 6 tháng tuổi

283 (81,5)

64 (18,5)

11

Cho trẻ ăn nội tạng động vật từ 6-8,9 tháng sẽ tốt

314 (90,5)

33 (9,5)

12

Con > 4 tháng làm việc không cho ăn thêm sữa bột

285 (79,2)

62 (10,8)

13

Sữa mẹ vẫn tốt khi bảo quản tủ lạnh 3 ngày

233 (67,2)

114 (32,8)

Ghi chú: Trong ngoặc tỷ lệ phần trăm

 

Trẻ khỏe mạnh khi BSMHT trong tháng đầu đạt 37,2%. 41,5% bà mẹ nghĩ rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không cho uống nước sẽ bị khát. Chỉ có 34,3% các bà mẹ đồng ý rằng sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển của trí não. 57% các bà mẹ có niềm tin đúng về số lượng sữa không liên quan đến bầu vú lớn nhỏ. Tỷ lệ bà mẹ tin rằng không cho uống  nước sau bú sẽ bị tưa lưỡi đến 67,2%.Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới cho ăn bổ sung, cho trẻ ăn tạng động vật chiếm tỷ lệ cao nhất >93,9%.

Khi trẻ bệnh vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ đạt 78,9%. Các niềm tin về cho trẻ ăn bình thường khi bị bệnh, bổ sung sắt vào bữa ăn khi được 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn nội tạng động vật từ 6-8,9 tháng sẽ tốt, mẹ có con > 4 tháng làm việc không cần  cho trẻ ăn thêm sữa bột, đều chiếm tỷ lệ rất cao (80-90%).

4. KẾT LUẬN

4.1. TTDD trẻ.

Tỷ lệ  SDD thể chiều cao theo tuổi tính chung 10,1%, bé trai 11,8% bé gái 8,6%. SDD thể cân nặng theo tuổi tính chung 5,7%. Tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm 5,9%.

4.2. TTDD, thực hành, kiến thức và niềm tin về NDTN của mẹ.

- Tỷ lệ thiếu cân 9,8%, thừa cân béo phì 18,7%. Bà mẹ có chiều cao thấp 3,7%.

- Thực hành về NDTN: Cho ăn bổ sung đúng thời gian và đủ bữa 87,8% và 92,7% chiếm tỷ lệ cao nhất. Bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,9%.

-  Kiến thức về NDTN:  Cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu chiếm  91,9%, cho trẻ bú ngay trong giờ đầu sau sanh 72%. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng đầu tiên ngoài sữa đạt 70,3%, nên bắt đầu cho trẻ uống nước từ tháng thứ sáu đạt 32,3%.

- Niềm tin về NDTN: Sau 6 tháng tuổi mới cho ăn bổ sung  chiếm tỷ lệ cao nhất 93,9%. Kế đến làcho trẻ ăn tạng động vật chiếm 90,5%. Trẻ khỏe mạnh khi BSMHT trong tháng đầu có tỷ lệ thấp nhất đạt 37,2%.

5. KIẾN NGHỊ

1. Cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về lợi ích của dự án A&T, nhất là trên các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sanh đẻ.

2. Triển khai dự án A& T trên toàn huyện Cái Nước.

3. Cần có những nghiên cứu lớn hơn, sâu hơn đánh giá tác động của dự án A&T sau khi triển khai đầu tiên tỉnh Cà Mau năm 2011.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A&T – Sổ tay dinh dưỡng và sức khỏe, http://mattroibetho.vn/vi/tai-lieu-viet.dl52.bic. Cập nhật ngày 12/01/2013.

2. A&T - Báo cáo toàn văn về điều tra kiến thức, hành vi và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 11 tỉnh thành Việt Nam, http://mattroibetho.vn/vi/tai-lieu-viet.dl52.bic. Cập nhật ngày 15/01/2013.

3. A&T - Kiến thức, hành vi và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại tỉnh Cà Mau, http://mattroibetho.vn/vi/tai-lieu-viet.Cập nhật ngày 20/2/2013.

4. Đinh Đạo, Đỗ Thị Hòa (2009), “Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và thực hành nuôi con của các bà mẹ tại huyện Tam kỳ tỉnh Quảng Nam-2007”, Tạp chí y học thực hành (664), tr 27-29.

5. Lê Quang Hùng (1999), “Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến béo phì trẻ em”, nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội tr 30-37.

6. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2002), “Thừa cân và béo phì, một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nước ta”, Tạp chí Y học thực hành (418), tr 3-6.

7.Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004), “Thực trạng thừa cân béo phì tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và chuyển hóa”, tr 675-688.

8. Lê Bạch Mai (2006), “Thừa cân - béo phì vấn đề cần quan tâm ở Việt Nam”, Dinh dưỡng sức khỏe và đời sống, Viện Dinh Dưỡng (4), tr 6-7.

9. Nguyễn Văn Tuấn, (2006). Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R, NXB NXB khoa học kỹ thuật.

10. Nguyễn Văn Tuấn, (2008). Y học thực chứng, NXB y học.

BSCKI.Nguyễn Văn Tín