CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
Cẩn thận khi chẩn đoán loãng xương13:14:00 17/04/2015
Cũng như Đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, loãng xương là vấn nạn y tế toàn cầu hiện nay và trầm trọng hơn trong tương lai. Lý do thì có nhiều nhưng chủ yếu là tỷ lệ mắc bệnh cao, điều trị phức tạp, chi phí điều trị lớn và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo ước tính tại Việt Nam hiện nay gần 1/3 phụ nữ mãn kinh và 1/10 nam giới trên 60 tuổi bị loãng xương. Mỗi năm có hơn 10.000 người bị gãy cổ xương đùi, trong số này có 20% tử vong sau 12 tháng bị gãy xương. Loãng xương là căn bệnh âm thầm không có triệu chứng đặc hiệu nên việc chẩn đoán chủ yếu là dựa vào đo mật độ xương (bone mineral density – BMD). Việc ứng dụng phương pháp đo mật độ xương, vị trí đo mật độ xương, ứng dụng giá trị tham chiếu... nếu không nắm rõ sẽ dẫn đến sai lầm trong chẩn đoán. Các sai sót có thể mắc phải là: 1. Phương pháp đo mật độ xương: Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization –WHO) tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là đo mật độ xương bằng phương pháp DXA (Dual-photon X-ray Absorptiometry - máy đo độ hấp thu sử dụng năng lượng kép X quang). Các phương pháp khác như chụp X quang xương, siêu âm xương không được khuyến cáo dùng và không đáng tin cậy. Các máy đo mật độ xương bằng phương pháp DXA đắt tiền và cần kỹ thuật có tay nghề cao nên hiện nay chưa thông dụng tại Việt Nam. Do vậy phải cẩn thận trước khi phân tích kết quả đo mật độ xương cho bệnh nhân. 2. Vị trí đo mật độ xương: Vị trí đo được khuyến cáo hiện nay tại cổ xương đùi, không phải là xương cột sống, xương cổ tay, xương gót hay toàn thân... Do đó đo mật độ xương mặc dù bằng phương pháp DXA nhưng ở các vị trí khác như xương cột sống, toàn thân chỉ là để tham khảo. 3. Giá trị tham chiếu: Để nắm rõ vấn đề chúng ta đi từ định nghĩa chẩn đoán loãng xương. Theo WHO tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương dựa vào chỉ số T ( T-score). Chỉ số T được định nghĩa như sau:
Mật độ xương trung bình quần thể: là mật độ xương cao nhất trong đời, tức vào thời điểm 20-30 tuổi, còn gọi là mật độ xương đỉnh (peak bone mineral density – pBMD). Theo đó nếu: Xương bình thường: T-score từ -1 SD trở lên Từ công thức trên cho thấy: Chẩn đoán loãng xương chẳng qua là so sánh giá trị mật độ xương bệnh nhân với mật độ xương trung bình và độ lệch chuẩn mật độ xương quần thể, còn gọi là giá trị tham chiếu. Chúng ta biết rằng mật độ xương thay đổi tùy theo địa dư chủng tộc... Nếu mật độ xương trung bình quần thể không cùng địa dư, không cùng chủng tộc với bệnh nhân thì kết quả có thể sai. Nhiều nghiên cứu cộng đồng cho thấy: Người da trắng thường có mật độ xương cao hơn người châu Á, nên áp dụng mật độ xương trung bình người da trắng là tham chiếu thì tỷ lệ loãng xương của người châu Á cao hơn thực tế. Ngược lại nếu lấy giá trị tham chiếu là quần thể nào đó mà giá trị mật độ xương trung bình thấp hơn mật độ xương “thật” của Việt Nam thì tỷ lệ loãng xương của người Việt Nam thấp hơn thực tế. Thật vậy. Theo kết quả nghiên cứu Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu của các tác giả Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái, Nguyễn Dạ Thảo Uyên, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn trên 1227 cá thể tuổi từ 18 trở lên sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo đăng trên tạp chí y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh số 2 tập 15 năm 2011. Các tác giả đo mật độ xương bằng máy DXA Hologic QDR 4500. Chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn như trên. Mục tiêu xác định mật độ xương đỉnh, độ lệch chuẩn và đánh giá sự tương đương giữa chỉ số T của người Việt Nam và chỉ số T do máy cung cấp. Bằng các phương pháp tính toán phức tạp các tác giả tìm ra được mật độ cổ xương đùi tham chiếu cho người Việt Nam và dùng kết quả này chẩn đoán loãng xương so sánh với dùng giá trị tham chiếu của máy. Kết quả chẩn đoán loãng xương theo bảng dưới đây.
Từ bảng trên cho thấy nếu áp dụng giá trị tham chiếu không cùng địa dư, chủng tộc (của máy) thì kết quả loãng xương của người Việt Nam cao hơn thực tế. Kết quả dùng mật độ cổ xương đùi người Việt Nam làm giá trị tham chiếu tin cậy hơn vì kết quả phù hợp với đa số các nghiên cứu khác trên thế giới. Nói tóm lại: Trước khi đánh giá mật độ xương bệnh nhân chúng ta cần nắm rõ 03 thông tin quan trọng đó là: (1) Đo bằng phương pháp nào, (2) Vị trí đo tại đâu và (3) giá trị tham chiếu từ quần thể nào. BS: Bùi Văn Dủ |