CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG NẤM08:06:00 20/08/2015
Amphotericin B Mẫn cảm với amphotericin B hoặc với bất cứ một thành phần nào trong công thức. [1] Quá mẫn với thành phần thuốc. Bệnh nặng ở gan, thận, hệ tạo máu. [2] Clotrimazol Chống chỉ định nếu người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. [1] Mẫn cảm với thuốc; phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. [2] Econazol Mẫn cảm với các chế phẩm imidazol. [1] Quá mẫn với thành phần thuốc. [2] Fluconazol Quá mẫn với fluconazol hoặc với bất kỳ một tá dược nào trong thành phần của thuốc. [1] Mẫn cảm với thuốc và các chất triazol; phụ nữ cần kết hợp biện pháp tránh thai thích hợp. Suy thận và gan nặng. Trẻ em. Phụ nữ nuôi con bú. Với Terfenadin. [2] Griseofuvin Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy tế bào gan và những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc. [1] Mẫn cảm với một thành phần của thuốc. [2] Itraconazol Mẫn cảm với itraconazol và các azol khác. Người bệnh đang điều trị với terfenadin, astemisol, triazolam dạng uống, midazolam dạng uống và cisaprid có thể tăng nồng độ trong huyết tương nếu uống cùng với itraconazol, dễ dẫn đến loạn nhịp tim có thể chết người. Chống chỉ định phối hợp này. Điều trị bệnh nấm móng cho phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai. [1] Mẫn cảm với thuốc. [2] Ketoconazol Mẫn cảm với thuốc. [1] Quá mẫn với thành phần thuốc. Bôi hoặc rây vào mắt. Người bệnh gan cấp và mạn (loại viên). [2] Miconazol Quá mẫn với miconazol. Người mang thai. Người có tổn thương gan. Rối loạn chuyển hóa porphyrin. Phối hợp với wafarin, astemizol, cisaprid. [1] Viên: Dùng cùng với thuốc đông máu, sulfamid giảm glucose huyết. Mẫn cảm với thuốc. Tránh dùng xà phòng có pH acid. Mắt. Có thai. Dùng với warfarin, astemizol, cisaprid. Bệnh hen. Rối loạn chuyển hóa porphyrin. Tổn thương gan. [2] Natamycin Dị ứng với natamycin hoặc với bất kỳ một trong các thành phần của chế phẩm. Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. [1] Quá mẫn với thành phần của thuốc. [2] Nystatin Tiền sử quá mẫn với nystatin. [1] Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ có thai. [2]
Tài liệu tham khảo 01. BỘ Y TẾ (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học. 02. ĐÀO DUY CẦN, HOÀNG TRỌNG QUANG (2013), Thuốc và cách sử dụng, NXB Y học.
DSCKI. Phạm Văn Voi |