CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM NÃO NHẬT BẢN14:51:00 02/08/2016
Bệnh viêm não Nhật Bản đã được tìm thấy khoảng 100 năm trước đây. Cuối thế kỷ XIX nhiều vụ dịch tại các vùng núi Nhật Bản xảy ra vào mùa hè - thu với nhiều bệnh nhân nặng và tỷ lệ tử vong hơn 60%. Năm 1933, Inada R đã nêu lên những đặc điểm chi tiết của viêm não Nhật Bản. Năm 1934, Hayashi đã thành công trong việc lấy chất não ở tử thi bệnh nhân và truyền bệnh vào não cho năm thế hệ khỉ Macacus. Năm1935, Mitamura, Takagi, Takenouchi đã xác định được tác nhân truyền bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Đồng thời, một nhóm nghiên cứu khác cũng phát hiện được một loại bệnh viêm não giống như trên người. Người ta cũng phát hiện được có trạng thái nhiễm khuẩn ẩn của viêm não Nhật Bản. Năm 1954, Nhật Bản đã điều chế thành công vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Các vụ dịch viêm não Nhật Bản đã được xác định tại các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Miến Điện, Indonexia, Malaixia, Philippin, Ấn độ, Liên Xô, Thái Lan, Việt Nam và các vùng khác thuộc châu Úc và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện từ thập niên 60 của thế kỷ 20, các vụ dịch xảy ra hàng năm, những vùng dịch lưu hành nhiều nhất là ven sông Đáy thuộc Hà Tây, Thanh Hóa, Thái Bình... Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B của các virus Arbor họ Togaviridae, dòng virus Flavi. Đường kính từ 15 - 22nm, đo bằng đường kính hiển vi điện tử là 50nm. Virus bị bất hoạt ở 560 C trong 30 phút, bị phá hủy trong desoxycholat và focmol 0,2% nhưng tồn tại được ở - 700 C hoặc trong glyxenrin ở 40 C hay dưới dạng đông khô. Có thể nuôi cấy virus này trong trứng ấp lộn và trên một số nuôi cấy tổ chức. Viêm não Nhật Bản có ái tính với tế bào thần kinh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng đỉnh cao nhất là mùa mưa. Hầu hết người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản đều không có triệu chứng lâm sàng. Khoảng 1% người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản có biểu hiện lâm sàng giống cúm, sốt, đau đầu…Viêm não Nhật Bản không những có ở Nhật mà còn gặp nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là vùng Đông Nam Á. Bệnh thường xãy ra vào mùa hè nên còn được gọi là viêm não mùa hè hay viêm não B. Viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt cao 39-400C, nhức đầu, cổ cứng, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, co giật nửa người hoặc toàn thân kiểu động kinh, mắt trợn ngược, thở khò khè, tăng tiết đàm nhớt, nôn mửa và hôn mê. Người bệnh có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch. Khoảng 70-80% trẻ bị viêm não Nhật Bản để lại những di chứng thần kinh - tâm thần. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực có thể khỏi bệnh nhưng để lại những di chứng với nhiều mức độ khác nhau như bại liệt, nói khó, mất trí nhớ, vận động dị thường, run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh… Hiện nay, điều trị viêm não Nhật Bản ở giai đoạn cấp vẫn còn là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên, căn cứ vào lâm sàng và giải phẫu cũng như qua nghiên cứu thực nghiệm có thể đề ra phương hướng xử trí thích hợp. Phác đồ điều trị viên não Nhật Bản nhằm giải quyết các triệu chứng của giai đoạn cấp tính dựa trên cơ sở điều hòa thần kinh thực vật, chống phù não, cân bằng nước và điện giải, chống rối loạn thân nhiệt và co giật, giải quyết bí đại tiểu tiện, đề phòng bội nhiễm, trợ sức và nâng cao thể trạng bệnh nhân. Viêm não Nhật Bản cũng như nhiều bệnh do nhiễm siêu vi khác là bệnh chưa có thuốc đặc trị. Điều trị chủ yếu là triệu chứng, giúp người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch. Sau đó, điều trị những di chứng như phục hồi vận động, tâm thần, nhưng kết quả điều trị rất hạn chế. Để phòng bệnh, cần áp dụng các biện pháp sau: - Vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Muỗi truyền viêm não thường đốt vào ban đêm. - Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. - Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên trẻ phải được tiêm đủ liều. Theo các cuyên gia y tế, thông thường với các vacxin khác chỉ cần tiêm một mũi là đã có hiệu lực bảo vệ trẻ dù thấp, nhưng vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thì ngược lại. + Nếu chỉ tiêm một mũi vacxin thì không có hiệu lực bảo vệ. + Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. + Tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Cao điểm của dịch bệnh vào khoảng tháng 5, 6 và 7, từ tháng 10 trở đi, mật độ muỗi giảm xuống và dịch kết thúc. Vì thế, khuyến cáo người dân cần tuân thủ lịch tiêm chủng như sau: Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng. - Mũi một: Lúc trẻ đủ một tuổi; - Mũi 2: Sau mũi một từ một đến 2 tuần; - Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vacxin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Khoảng cách các mũi cũng tương tự như trên. BSCKII: CHÂU QUỐC LƯỢNG |