Vitamin là những chất hữu cơ mà cơ thể không tổng hợp được. Vitamin tác dụng với một lượng rất nhỏ để đảm bảo sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể.
Vitamin khác với: Chất khoáng cũng là chất dinh dưỡng tác dụng với lượng nhỏ nhưng đây là chất vô cơ. Chất hữu cơ khác như mỡ, acid amin cần thiết, lipid bở vì các chất này tác dụng với lượng lớn còn vitamin tác dụng với lượng nhỏ.
Các thuốc nhóm vitamin tan trong dầu
Retinol (Vitamin A); Calciferol (Vitamin D); Ergocalciferol (Vitamin D2); Cholecalciferol (vitamin D3); Tocopherol (Vitamin E); Vitamin K; Phytonadion (Vitamin K1, Phylloquinon); Menaquinon (Vitamin K2); Menadion (Vitamin K3).
Vitamin A tan trong dầu, dùng để điều trị hay dự phòng thiếu hụt vitamin trong nhãn khoa hay da liễu. Cần phân biệt dạng uống và dạng dùng ngoài, dạng này chỉ thể hiện tác dụng toàn thân khi bôi trên diện tích da rộng.
Afaxin; Amunin; Anevit; Arovit; Avibon; Axerol; Cosilat; Davitamon A; Euvit A; Eyeton; Galepo; Max – Go lutein; Rectamol (CTD Cà Mau); Tobicom; Vincacom; Vitadral; Vitaplex A; Vogan.
- Một số biệt dược bỗ dưỡng chứa các vitamin và muối khoáng như:
Amorvita Ginseng; Astymin; Calcivita; Centovit; Gynavit; Homtamin; Moriamin fort; Nutroplex; Obimin; Superton; Pharmaton; Vitacap...
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
- Các trường hợp khác: Rối loạn hấp thu lipid. Kém hấp thu mạn tính.
Cần theo dõi: mức độ 1
- Thời kỳ cho con bú: Có thể gây ra bệnh thừa vitamin A ở trẻ mới sinh khi quá liều (không vượt quá 6.000 IU/ ngày đối với người mẹ).
- Trẻ em; trẻ còn bú: Trẻ em nhạy cảm hơn với liều cao.
- Thời kỳ mang thai: Không phát hiện thấy dị tật khi dùng liều điều trị. Khi dùng những liều cao (trên 6.000 IU/ ngày), đã ghi nhận dị tật ở thai nhi.
Tương tác thuốc
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Tetracyclin
- Phân tích: Tăng nguy cơ áp lực nội sọ lành tính (nhức đầu và giảm thị lực), tương tự như nguy cơ trong tương tác với các retinoid.
- Xử lý: Nguy cơ chưa được ghi nhận với vitamin A, nhưng do tính tương tự về dược lý, cần rất thận trọng.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Calci
- Phân tích: Làm giảm tác dụng của các muối calci. Khi dùng vitamin A liều cao (trên 5.000 IU/ ngày), có nguy cơ mất thành phần khoáng của xương, có thể dẫn tới tăng calci máu và làm giảm tác dụng của việc bổ sung calci.
- Xử lý: Tính tới nguy cơ tăng calci máu để hiệu chỉnh liều lượng vitamin A. Nhắc người bệnh không tự ý dùng thêm các chế phẩm đa sinh tố.
Cholestyramin
- Phân tích: Giảm hấp thu vitamin A qua đường tiêu hóa.
- Xử lý: Nếu bác sỹ kê đơn cả hai thuốc, khuyên dùng vitamin A hoặc trước 2 giờ hoặc 4 giờ sau khi dùng cholestyramin.
Sucralfat
- Phân tích: Sử dụng đồng thời các thuốc này làm giảm hấp thu và giảm tác dụng của cả hai thuốc do tương tác dược động về hấp thu thuốc.
- Xử lý: Dùng vitamin A trước 2 giờ hoặc 4 giờ sau khi dùng sucralfat. Hỏi người bệnh về những thuốc tự dùng (nhất là đối với những người bệnh cao tuổi).
Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K
- Phân tích: Do vitamin A có liên kết với các protein huyết tương, nó có thể đẩy các kháng vitamin K ra khỏi liên kết với protein huyết tương và làm tăng các tác dụng của chúng. Đây là tương tác dược động học về phân bố thuốc, xảy ra khi dùng vitamin A liều cao.
- Xử lý: Theo dõi tỷ lệ prothrombin, khi bắt đầu và khi ngừng điều trị với vitamin A, nếu cần hiệu chỉnh liều lượng thuốc uống chống đông máu.
Thuốc nhuận tràng làm trơn
- Phân tích: Dùng các thuốc này với dầu paraffin làm giảm hấp thu và giảm tác dụng của vitamin A, do tương tác dược động học về hấp thu thuốc.
- Xử lý: Dùng vitamin A trước 2 giờ hoặc 4 giờ sau khi dùng thuốc nhuận tràng. Hỏi người bệnh về những thuốc tự dùng (nhất là đối với những người bệnh cao tuổi).
Tóm lại: Không nên sử dụng các thuốc nhóm vitamin tan trong dầu trong thời gian dài và liều cao. Vitamin tan trong dầu khi uống vào cơ thể người sử dụng không hết liều trên 24 giờ, thì cơ thể tích lũy gây ra ngộ độc.