NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHÂN LỰC DƯỢC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH CÀ MAU NĂM 2013 VÀ NHU CẦU ĐẾN NĂM 2016

13:00:00 05/08/2014

            Một nghiên thực trạng nhân lực dược tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Cà Mau năm 2013 và nhu cầu đến năm 2016. Kết quả như sau: Toàn tỉnh có 549 cán bộ, tương đương 4,4 cán bộ/ 10.000 dân (DSĐH và DSSĐH /10.000 dân đạt 0.63). Trong đó, DSSĐH chiếm 4,0%, DSĐH (10,2%), DSTH (81,8%) và DSC (4,0%). DSSĐH tập trung tuyến tỉnh chiếm 72,7%, tuyến huyện (27,3%); DSĐH tuyến tỉnh chiếm 55,5%, tuyến huyện (44,6%); DSTH tuyến tỉnh chiếm 37,7%, tuyến huyện (45,0%)và tuyến xã (18,3%); DSC tuyến tỉnh chiếm (59,1%), tuyến huyện (27,3%) và tuyến xã (13,6%). Tỷ lệ DSĐH (kể cả DSSĐH)/BS là 1/14,2; Tỷ lệ DSĐH (kể cả DSSĐH)/DSTH là 1/7; Tỷ lệ DSĐH (kể cả DSSĐH)/Giường bệnh là 1/60,75. Nhu cầu đến năm 2016 đạt 1,6 DSĐH (kể cả DSSĐH)/10.000 dân, cần bổ sung thêm 104 cán bộ, trong đó 39 DSSĐH và 56 DSĐH.  

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhân lực y tế có vai trò quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có trên 17 triệu dân đang được coi là "vùng khát" về đội ngũ những người tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng với tỉ lệ 0,81 DSĐH/10.000 dân, là thấp hơn tỉ lệ 1 DSĐH/10.000 dân vào năm 2010 và 2 - 2,5 DSĐH/10.000 dân vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất từ 01 - 03 DSĐH[1]. Nhu cầu nhân lực dược càng tăng khi chỉ thị 05/2003/CT-BYT ngày 04/12/2003[2] và Quyết định số 1544/2007/QĐ-TTg ngày 14/11/2007[7]. Đặc biệt những năm gần đây, Thông Tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 [3],[4] và Thông Tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện với vai trò DSĐH hết sức cần thiết trong tư vấn về thuốc, cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ Y tế và cho người bệnh [5]. Vì vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng đang là nhu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay

Trong những năm qua ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã có nhiều cố gắng, tranh thủ mọi khả năng để phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay ngành Y tế tỉnh Cà Mau vẫn đang trong tình trạng thiếu cán bộ trầm trọng cả 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã) [9] . Xuất phát từ thực tế để đánh giá thực trạng và nhu cầu nhân lực dược tại tỉnh Cà Mau, đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

- Xác định số lượng, trình độ, cơ cấu nhân lực dược tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Cà Mau năm 2013.

-  Xác định nhu cầu nhân lực dược tỉnh Cà Mau đến năm 2016.

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

Người quản lý trực tiếp nguồn nhân lực dược tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh Cà Mau.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Mô tả cắt ngang.

Kỹ thuật chọn mẫu

            - Chọn tổng số 145 đơn vị y tế công lập để nghiên cứu.

            - Phỏng vấn trực tiếp người quản lý nguồn nhân lực dược tại các đơn vị y tế công lập tỉnh Cà Mau

3. Xử lý số liệu: Sau khi thu thập thông tin, cán bộ nghiên cứu tập hợp tất cả các phiếu thu thập và thống kê theo từng nội dung của phiếu thu thập đề cập đến. Xử lý dữ kiện bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0.

 

III. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Số lượng cán bộ dược của tỉnh Cà Mau

 

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cán bộ dược phân bố theo lĩnh vực công tác.

 

Nhận xét: Có 549 cán bộ dược, trong đó lĩnh vực bệnh viện là cao nhất (61,6%), kế đó Dự phòng (16,2%), các trạm y tế xã (15,5%), đào tạo (4,2%) và thấp nhất là lĩnh vực quản lý (2,6%).  Số lượng cán bộ nầy cao hơn so với số lượng cán bộ dược trung bình tại cơ quan nhà nước/tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long  có 350 cán bộ[1].

 

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ dược phân bố theo tuyến

Stt

Tuyến

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng/

10.000 dân

1

Tỉnh

225

41,0

1,80

2

Huyện

239

43,5

1,92

3

Xã

85

15,5

0,68

 

Tổng cộng

549

100

4,40


Nhn xét: Số lượng cán bộ dược công tác tại 3 tuyến không đồng đều. Tuyến huyện có tỷ lệ cao nhất chiếm 43,5%, tuyến tỉnh  (41,0%) và thấp nhất là các trạm y tế xã (15,5 %). Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ cán bộ theo từng đơn vị, thì tuyến tỉnh có tỷ lệ cán bộ cao hơn (225 CB /17 đơn vị).

 

Bảng 3.2. Số lượng DSSĐH theo tuyến.

Stt

Tuyến

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng/

10.000 dân

1

Tỉnh

16

72,7

0,13

2

Huyện

06

27,3

0,05

3

Xã

00

00

00

 

Tổng cộng

22

100

0,18


Nhận xét: Tuyến tỉnh có số lượng DSSĐH cao nhất  chiếm 72,7%, tuyến huyện (27,3%) và tuyến xã không có  DSSĐH. Như vậy,  DSSĐH làm việc tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, tuyến cơ sở còn thiếu nhiều cán bộ trình độ sau đại học.

 

Bảng 3.3. Số lượng DSĐH theo tuyến.

Stt

Tuyến

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng/

10.000 dân

1

Tỉnh

31

55,4

0,25

2

Huyện

25

44,6

0,20

3

Xã

00

00

00

 

Tổng cộng

56

100

0,45


Nhận xét: Trình độ DSĐH tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,4%, còn lại là tuyến huyện (44,6%) và tuyến xã không có DSĐH. DSĐH chủ yếu làm việc tập trung ở tuyến tỉnh, trong đó có 01 huyện chưa có DSĐH.

 

Bảng 3.4. Số lượng DSTH theo tuyến.

Stt

Tuyến

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng/

10.000 dân

1

Tỉnh

165

36,7

1,32

2

Huyện

202

45,0

1,62

3

Xã

82

18,3

0,66

 

Tổng cộng

449

100

3,60


Nhận xét: DSTH tuyến  chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,0% và thấp nhất là tuyến xã chiếm 18,3%. So với vùng ĐBSCL ở khu vực Nhà nước, bình quân 278 DSTH/ tỉnh[1] thì tỉnh Cà Mau có số lượng DSTH cao ( 449).

Bảng 3.5. Số lượng DSC theo tuyến.

Stt

Tuyến

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng/

10.000 dân

1

Tỉnh

13

59,1

0,11

2

Huyện

06

27,3

0,05

3

Xã

03

13,6

0,02

 

Tổng cộng

22

100

0,18


Nhận xét: Số lượng DSC ở tuyến tỉnh là cao nhất  chiếm 59,1% và thấp nhất là  tuyến xã (13,6%). Hiện nay Cà Mau có số lượng DSC giảm đi nhiều khi thực hiện Nghị định 132/2007NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ[6].

2. Trình độ nhân lực dược.

 

Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn theo bằng cấp.

Stt

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng/

10.000 dân

1

DSSĐH

22

4,0

0,18

2

DSĐH

56

10,2

0,45

3

DSTH

449

81,8

3,60

4

DSC

22

4,0

0,18

 

Tổng cộng

549

100

4,40


Nhận xét: Trình độ chuyên môn theo bằng cấp có sự chênh lệch. Trong đó DSTH chiếm cao nhất là 81,8%, DSĐH (10,2%) và thấp nhất là DSSĐH (4,0%) và DSC(4,0%). So với năm 2008 tỉnh Cà Mau CB/10.000 dân là 1,7[8]. Đến nay tỉnh  tăng 2,53 CB /10.000 dân (DSTH 2,08 và DSĐH  kể cả DSSĐH 0,45).

 

3. Cơ cấu nhân lực dược

Bảng 3.7. Tỷ lệ DSĐH (kể cả DSSĐH)/BS, tại các Bệnh viện

Stt

Tên bệnh viện

DSĐH

BS

 DSĐH/BS

1

BVĐK tỉnh Cà Mau

08

146

1/18

2

Bệnh viện ĐKKV Cái Nước

06

72

1/12

3

BVĐK Thành phố Cà Mau

01

36

1/36

4

BVĐK U Minh

03

22

1/7

5

BVĐK Thới Bình

02

24

1/12

6

Bệnh viện ĐKKV Trần Văn Thời

02

43

1/21,5

7

BVĐK Phú Tân

03

29

1/9,7

8

Bệnh viện ĐKKV Đầm Dơi

03

47

1/15,7

9

Bệnh viện ĐKKV Năm Căn

02

29

1/14,5

10

BVĐK Ngọc Hiển

0

19

0/19*

11

Bệnh viện  Điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau

01

12

1/12

12

Bệnh viện Sản Nhi

08

77

1/9,6

13

Bệnh viện Quân– Dân Y

01

06

1/6

14

Bệnh viện Công An

00

05

0/5*

 

Tổng cộng

40

567

1/14,2

Nhận xét:

-Tại 14 bệnh viện  trong tỉnh thì tỷ lệ bình quân DSĐH (kể cả DSSĐH)/BS là 1/14, 2.

- Bệnh viện Quân – Dân-Y có tỷ lệ DSĐH(DSSĐH) /BS là cao nhất 1/6 và thấp nhất là BVĐK TP. Cà Mau là 1/36.

- Có 02 bệnh viện chưa có DSĐH.

 

Bảng 3.8. Tỷ lệ DSĐH (kể cả DSSĐH)/DSTH, tại các Bệnh viện

Stt

Tên bệnh viện

DSĐH

DSTH

Tỉ lệ DSĐH/DSTH

1

BVĐK tỉnh Cà Mau

08

70

1/8,6

2

Bệnh viện ĐKKV Cái Nước

06

32

1/5

3

BVĐK Thành phố Cà Mau

01

14

1/14

4

BVĐK U Minh

03

11

1/4

5

BVĐK Thới Bình

02

10

1/5

6

Bệnh viện ĐKKV Trần Văn Thời

02

18

1/9

7

BVĐK Phú Tân

03

13

1/4

8

Bệnh viện ĐKKV Đầm Dơi

03

28

1/9

9

Bệnh viện  ĐKKV Năm Căn

02

16

1/8

10

BVĐK Ngọc Hiển

00

09

0/9

11

Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau

01

06

1/6

12

Bệnh viện Sản Nhi

08

53

1/6,6

13

Bệnh viện Quân– Dân Y

01

01

1/1

14

Bệnh viện Công An

00

01

0/1

 

Tổng cộng

40

282

1/7

 

Nhận xét:

- Tỷ lệ DSĐH / DSTH là 1/7.

-Tỷ lệ DSĐH / DSTH tại các bệnh viện là có sự chênh lệnh, cao nhất là Bệnh Viện Quân– Dân Y (1/1) và thấp nhất là BVĐK TP. Cà Mau (1/14).

- Hai bệnh viện tỉnh (BVĐK tỉnh Cà Mau và Bệnh viện Sản Nhi) có số lượng cán bộ dược là cao nhất chiếm gần 43,2%. số lượng cán bộ tại các bệnh viện trong tỉnh và số lượng DSĐH trở lên chiếm 40% số lượng cán bộ đại học và sau đại học tại các bệnh viện trong tỉnh.

- Có 02 bệnh viện chưa có DSĐH.    

 

Bảng 3.9. Tỷ lệ DSĐH (kể cả DSSĐH)/giường bệnh

Stt

Tên Bệnh viện

giường bệnh

DSĐH

Tỉ lệ

1

BVĐK tỉnh Cà Mau

600

08

1/75

2

Bệnh viện ĐKKV Cái Nước

370

06

1/61,7

3

BVĐK Thành phố Cà Mau

100

01

1/100

4

BVĐK U Minh

90

03

1/30

5

BVĐK Thới Bình

120

02

1/60

6

Bệnh viện ĐKKV Trần Văn Thời

200

02

1/100

7

BVĐK Phú Tân

70

03

1/23

8

Bệnh viện ĐKKV Đầm Dơi

190

03

1/63

9

Bệnh viện ĐKKV Năm Căn

170

02

1/85

10

BVĐK Ngọc Hiển

60

00

0/60

11

Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau

60

01

1/60

12

Bệnh viện Sản Nhi

400

08

1/50

13

Bệnh viện Quân– Dân Y

80

01

1/80

14

Bệnh viện Công An

50

00

0/50

 

Tổng cộng

2430

40

1/60,75

Nhận xét:

- Tỷ lệ DSĐH (kề cả DSSĐH)/Giường là 1/60,75. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là BVĐK Phú Tân 1/23 và chiếm tỷ lệ thấp nhất là BVĐK Tp. Cà Mau và Bệnh viện ĐKKV Trần Văn Thời  1/100.

- Có 02 bệnh viện tuyến chưa có DSĐH.

 

4.  Nhu cầu cán bộ dược đến năm 2016

 

 

*Nhận xét: Nhu cầu đến năm 2016 đối với DSĐH là 121 cán bộ và DSSĐH 61 cán bộ (tỷ lệ 0,93 cán bộ và 0,47 cán bộ / 10.000 dân), đối với DSTH và DSC không có nhu cầu bổ sung.

 

KẾT LUẬN

1. Thực trạng nguồn nhân lực dược

- Cán bộ dược đang công tác tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Cà Mau có 549 CB, tương đương có 4,4 CB/10.000 dân; trong đó:

- Tuyến huyện: 239 CB (43,5%), tuyến tỉnh có 225 CB (41,0%);  tuyến xã có 85 CB (15,5%).

- Lĩnh vực quản lý có 14 CB (2,6%); Dự phòng có 89 CB (16,2%); Bệnh viện có 338 CB (61,6%); Trạm Y tế xã có 85 CB (15,5%) và đào tạo có 23 CB (4,2%).

- DSSĐH là 22 CB chiếm 4,0%; DSĐH có 56 CB (10,2%); DSTH có 449 CB (81,8%); DSC có 22 CB (4,0%) phân bố theo tuyến như:

+ DSSĐH:Tuyến tỉnh 16 CB (72,7%); huyện 06 CB (27,3%); tuyến xã 0.

+ DSĐH: Tuyến tỉnh 31 CB (55,4%); huyện 25 CB (44,6%); tuyến xã 0.

+ DSTH: Tỉnh 165 CB (36,7%); huyện 202 CB (45,0%); xã 82 CB (18,3%).

+ DSC:Tỉnh có 13 CB (59,1%); huyện 06 CB (27,3%); xã 03 CB (13,6%).

- Tỷ lệ DSĐH /BS là : 1/14,2.

- Tỷ lệ DSĐH/DSTH là: 1/7.

- Tỷ lệ DSĐH/giường bệnh: 1/60,75.

2. Nhu cầu nhân lực dược

Để đạt mục tiêu đến năm 2016 chiếm tỷ lệ 1,6 DSĐH (kể cả DSSĐH) /10.000 dân, thì số cán bộ dược có nhu cầu bổ sung thêm là 104 cán bộ, trong đó cần 39 DSSĐH, 65 DSĐH. Trung bình cần mỗi năm là 13 DSSĐH, 22 DSĐH , không có nhu cầu bổ sung thêm DSTH và DSC.

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược tại các cơ sở y tế tỉnh Cà Mau, hiện tại nguồn nhân lực dược của tỉnh vẫn còn thiếu nhiều so với định mức. Chúng tôi có kiến nghị như sau:

- Bộ Y tế cần có chủ trương ưu tiên đào tạo dược sĩ hệ 4 năm, tăng thêm chỉ tiêu đào tạo dược sĩ hệ chính quy theo địa chỉ cho các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí và nguồn lực như tỉnh Cà Mau.

- Các trường đào tạo cần mở rộng quy mô đào tạo bậc đại học và SĐH.

- Ngành y tế cần có chính sách thu hút cán bộ hợp lý, đặc biệt là cán bộ có trình độ cao.

- Các đơn vị y tế cần tạo điều kiện cho DSTH để học lên DSĐH và sau đại học, để đảm bảo nguồn nhân lực của đơn vị.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. .Nguyễn Văn Ảnh (2009), Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nhân lực dược của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án chuyên khoa cấp II.
  2. Bộ Y tế (2003), Chỉ thị 05/2003/CT-BYT ngày 04/12/2003 về tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện trong các bệnh viện.
  3.  Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn quy chế sử dụng thuốc và quy chế bệnh viện 2011, định mức, danh mục thuốc bảo hiểm Y tế mới nhất, Nhà xuất bản Y học, tr.37-83, 198-232.
  4. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 về việc Quy định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược bệnh viện.
  5.  Bộ Y tế (2012), Thông Tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
  6. Chính Phủ (2007), Nghị định số: 132/2007/ NĐ-CP ngày 08/08/2007 về chính sách tinh giản biên chế.
  7. Chính Phủ (2007), Quyết định số: 1544/2007/QĐ -TTg ngày 14/11/2007 Phê duyệt Đề án nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc Miền Bắc, Miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây nguyên theo chế độ cử tuyển.
  8. Phạm Văn Lình, Phạm Ngọc Thuần, Trần Kim Thương (2008), Tình hình nhân lực y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực trạng và giải pháp, Hội nghị đào tạo nguồn nhân lực y tế ĐBSCL mở rộng.
  9. Sở Y tế tỉnh Cà Mau (2012), Báo cáo tổng kết công tác y tế  tế  năm 2012 và kế hoạch năm 2013.  

DSCKI Trịnh Thị Nhiên