CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG14:16:00 27/08/2015
Đái tháo đường (ĐTĐ) đang được xem là một đại dịch trên toàn cầu, đang có dấu hiệu gia tăng từng ngày và trờ thành mối hiểm họa đe dọa cho tính mạng hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. ĐTĐ rất thường gặp ở các nước phát triển, đang phát triển, đã trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Tốc độ phát triển của bệnh rất lớn là một trong ba bệnh phát triển nhanh nhất (ung thư, tim mạch, ĐTĐ). Ước tính của Liên đoàn ĐTĐ thế giới năm 2012 trên toàn hành tinh có 371 triệu người bệnh ĐTĐ và đến năm 2030 sẽ có đến 552 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường là bệnh mạn tính gây nhiều biến chứng, phải điều trị suốt đời, người bệnh thường tự tìm các phương pháp điều trị dân gian cho mình. Chính vì vậy làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát đường máu. Khi bước sang tuổi trung niên, các chức năng của cơ thể thường suy yếu dần, cùng với chế độ ăn uống nhiều chất béo và đường, người lớn tuổi dễ mắc bệnh ĐTĐ. Phần lớn người bệnh đều nghĩ rằng bệnh ĐTĐ chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, thường thì ĐTĐ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có thể gặp ở trẻ em, nhưng đa phần ở người lớn tuồi. Hiện nay, đô thị hóa ngày càng mở rộng, với lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không hợp lý ĐTĐ ngày càng trẻ hóa xuất hiện ngày càng nhiều bệnh nhân ≥ 40 tuổi. Thường phần lớn người mắc bệnh ĐTĐ nhưng không hề biết mình mắc bệnh, chỉ tình cờ phát hiện qua khám sức khõe hoặc điều trị một bệnh khác. Ước tính có khoảng 65% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh, khi phát hiện thì đã có biến chứng rất nặng nề khiến việc điều trị gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, khi phát hiện bệnh người bệnh thường bi quan, lo sợ, sống khép kín hoặc có chế độ ăn kiêng quá mức. Nhịn hay ăn rất ít chất bột, béo và đường vì thế là càng kiêng ăn bệnh nhân càng sụt cân nhanh dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Người mắc bệnh ĐTĐ còn nghe truyền miệng ăn thức ăn này, uống thực phẩm kia…sẽ giảm được đường máu nên làm theo. Vì vậy, trong suốt một thời gian dài chỉ dùng một loại thực phẩm duy nhất. Nhịn ăn, ăn ít hơn nhu cầu, “từ bỏ” hoàn toàn với tinh bột, trái cây chín … khiến cơ thể người bệnh càng thiếu dưỡng chất, thúc đẩy nhanh biến chứng của ĐTĐ. Đây là sai lầm khá phổ biến của người bệnh ĐTĐ ở Việt Nam. Những quan niệm sai lệch về bệnh ĐTĐ như không nên ăn đường hay bánh kẹo rất phổ biến. Thực tế, đa số không có loại thực phẩm nào mà người bệnh ĐTĐ không ăn được và cũng không có loại thực phẫm nào là hoàn toàn tốt cho bệnh ĐTĐ. Người bệnh cần phải chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, lựa chọn những thức ăn có chỉ số đường máu thấp nhưng vẫn đảm bảo cân bằng được các nhóm thực phẩm bột, đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Từ đó có thể thấy rằng việc thực hiện một chế độ ăn hợp lý là hết sức cần thiết. Theo một thống kê tại TP.HCM có đến 73% người bệnh ĐTĐ không tuân thủ hoặc sai lầm về chế độ dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tổng năng lượng trung bình cho người mắc bệnh ĐTĐ là 1.500kcal/ngày. Tổng năng lượng trong ngày được phân chia như sau; điểm tâm sáng 600kcal, buổi ăn trưa 500kcal và buổi ăn chiều là 400kcal.
Người bệnh ĐTĐ cần thiết phải ăn nhiều trái cây, uống nước, rau hoặc canh (súp) trước khi ăn cơm và các thức ăn khác. Người bệnh ĐTĐ có thể ăn thêm cải xà lách, đậu cove, hành tây, mướp đắng, khoai lang, tỏi, lá dứa, quế…là những loại thực phẩm có tác dụng vừa phòng bệnh ĐTĐ, vừa giúp người bệnh có thêm lựa chọn trong khẩu phần ăn. Cần chú ý đến cách chế biến thức ăn, liều lượng cho phù hợp và nhất thiết phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. BS. CKII. CHÂU QUỐC LƯỢNG |