NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CÁI NƯỚC NĂM 2014

15:24:00 05/08/2014

Nghiên cứu hai giai đoạn (giai đoạn 1cắt ngang 1841 học sinh Trung Học Phổ Thông Huyên Cái Nước, năm 2014 về tình trạng dinh dưỡng; giai đoạn 2 nghiên cứu bệnh chứng, giữa học sinh TCBP với học sinh bình thường) cho kết quả: Tỷ lệ TCBP theo BMI chiếm 5,99% trong đó tiền BP chiếm tỷ lệ cao 2,17%;  BP Độ I: 1,46%;  BP Độ II: 0,38%. Tỷ lệ SDD theo BMI: 25,8%  trong đó SDD Độ I: 16% ; SDD Độ II: 7,3%; SDD Độ III: 2,4%. Các yếu tố có chỉ số tương quan đến TCBP (BMI) rất chặt chẽ, chặt chẽ đó là: Cân nặng, vòng bụng, vòng mông, nếp gấp dưới cơ tam đầu cánh tay, cơ bả vai. Chiều cao cao mối tương quan nghịch với BMI. Các yếu tố như chi phí ăn uống bình quân ở nhóm TCBP cao hơn nhóm chứng (565 ± 221), (340 ± 95); BMI Bố mẹ của nhóm TCBP cao hơn nhóm chứng (22,1 ±2,90), (20,23 ±2,48). Các yếu tố ăn ngọt, ăn vặt, ăn bữa phụ trước khi ngủ đều có liên quan đến TCBP (có ý nghĩa thống kê). Học sinh TCBP có số giờ ngủ ít hơn những học sinh bình thường.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, muốn có sức khỏe tốt phải có nền tảng dinh dưỡng, luyện tập tốt và có lối sống an toàn lành mạnh. Do vậy đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) luôn là vấn đề đòi hỏi cần thiết trong giai đoạn này. Chúng ta biết rằng, thế giới hiện nay đang đối mặt trước hai vấn đề dinh dưỡng gay gắt là suy dinh dưỡng (SDD) và thừa cân béo phì (TCBP) [1],[11],[22].

Tại huyện Cái Nước từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về TTDD của học sinh THPT. Do vậy quy mô vấn đề này còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Mặt khác năm 2009 , 2010, 2012 chúng tôi có ba nghiên cứu về TTDD trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Do vậy kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cho chúng ta một bức tranh tổng thể về TTDD trẻ em từ 18 tuổi trở xuống tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau[22]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

          Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh THPT, Huyện Cái Nước, năm 2014

MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Xác định tỷ lệ TCBP và SDD của học sinh THPT tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến TCBP của học sinh THPT tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

   Nghiên cứu  cắt ngang và lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên thực hiện trên học sinh THPT tại 02 điểm trường THPT huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Dân số mục tiêu.

  Các học sinh THPT huyện Cái Nước năm 2014.

2.2.2. Dân số chọn mẫu.

Do thiết kế nghiên cứu chia ra hai giai đoạn. Giai đoạn 1 chúng tôi lấy mẫu toàn thể. Giai đoạn 2 (khi có kết quả giai đoạn 1) là nghiên cứu bệnh chứng nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến TCBP.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÌNH  TRẠNG  DINH  DƯỠNG CỦA HỌC SINH THPT CÁI NƯỚC

3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

 

Nhận xét: Nhóm tuổi 16 chiếm tỷ lệ cao (41,4%), giới nam chiếm tỷ lệ 52,0%- nữ chiếm tỷ lệ 48%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

3.1.2. BMI cho từng nhóm tuổi

Tuổi

Giới

N

BMI trung bình

 

Độ lệch chuẩn

 

16

Nam

309

18,4

2,5

Nữ

304

18,3

3,0

17

Nam

180

18,4

2,7

Nữ

236

18,7

3,8

18

Nam

220

18,6

2,1

Nữ

232

18,2

2,5

Nhận xét: BMI giữa Nam và Nữ chung và giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

 

 

3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng

Tuổi

 

Giới

N

Thiếu cân

BMI<5 BPV

TC-BP

BMI ≥ 85 BPV

 

16

 

n

%

n

%

Nam

304

57

18,7

22

7,2

Nữ

309

59

19,0

10

3,2

Tổng

613

116

18,9

32

5,2

P

 

0,99

 

0,04

 

17

 

Nam

236

41

17,3

25

10,6

Nữ

180

32

17,7

6

3,3

Tổng

416

73

17,5

31

7,5

P

 

0,99

 

0,009

 

18

 

Nam

232

44

18,9

11

4,7

Nữ

220

45

20,5

2

0,9

Tổng

452

89

19,7

13

2,8

P

 

0,77

 

0,03

 

Nhận xét: Tình trạng dinh dưỡng thiếu cân (<5 BPV) của học sinh không có sự khác biệt về giới tính. TCBP nam có tỷ lệ cao hơn nữ cà 03 nhóm tuổi và có ý nghĩa thống kê.

3.1.4. Tỷ lệ TCBP, SDD

 

Nhận xét: Số học sinh TCBP là 5,2%. Học sinh thiếu cân 18,7%, học sinh có thể lực trung bình là: 76,1%.  

 

3.1.5. Mức độ béo phì

Nhận xét: Mức độ TCBP theo BMI 5,2%, trong đó: Thừa cân: 2,7%, BP Độ I: 1,9%; BP Độ II: 0,6%. Tỷ lệ thừa cân chiếm 54% trong nhóm TC-BP.

 

3.1.6. Mức độ thiếu cân

 

3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI THỪA CÂN-BÉO PHÌ

3.2.1. Hệ số tương quan với BMI

Yếu tố

Hệ số tương quan (r)

P

Cân nặng

      0.63

0,001

Chiều cao

0.62

0,001

Vòng bụng

0,48

0,01

Vòng mông

0,45

0,02

Cơ tam đầu

0,41

0,02

Cơ bả vai

0,20

0,18

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét: CN, CC, VB, VM, lớp mỡ dưới ta cơ tam đầu có liên quan với BMI có ý nghĩa thống kê.

3.2.2. Liên quan về chi phí ăn ướng, BMI bố mẹ.

Các yếu tố

TCBP (n=76)

Chứng (n=76)

p

Chi phí ăn (VNĐ)

565 (102)

340 (95)

<0,001

BMI bố (CN/CC2)

22,1 (2,9)

20,2 (2,4)

<0,001

BMI mẹ (CN/CC2)

21,2 (3,1)

19,1 (2,5)

<0,001

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chi phí ăn uống, BMI của bố mẹ học sinh giữa 2 nhóm TCBP và nhóm chứng (p< 0,05)

3.2.3. Liên quan về thói quen ăn uống giữa 2 nhóm

Yếu tố

TC –BP (n=76)

 

Nhóm Chứng

(n=76)

PR (KTC 95%)

P

n

%

n

%

1. Thói quen ăn béo

39

51,3

15

19,7

2,6 (1,4 - 4,8)

<0,001

2. Thói quen ăn vặt

42

55,2

32

42,1

1,3 (0,8 - 2,0

0,14

3. Thói quen ăn ngọt

38

50,0

21

27,6

1,8 (1,1-  3,1)

0,007

4. Thói quen ăn vặt lúc xem ti vi

36

47,3

17

22,3

2,1 (1,2 - 3,8)

0,002

5. Ăn bữa phụ trước ngủ đêm

28

36,8

13

17,1

2,2 (1,1 – 4,3)

0,01

Nhận xét: Thói quen ăn ngọt, ăn phụ, ăn nhiều chất béo, ăn lúc xem ti vi đều có liên quan tới thừa cân béo phì nhiều hơn (với p< 0,05), trừ ăn vặt.

3.2.4. Liên quan giữa hoạt động thể lực với TC-BP

Yếu tố

Nhóm TC-BP

N=76

Nhóm chứng

N=76

P

Hoạt động  phút/ngày

- Đi bộ

- Đi xe đạp

- Chơi thể thao

 

43,5±13.6

55,3±21,9

24,2±13,3

 

48,6±15,2

43,4±13,2

45,1±22,0

 

0,03

<0,001

<0,001

Hoạt động tĩnh tại

- Xem ti vi, chơi game (phút/ngày)

- Đọc sách báo, học bài (giờ/ngày)

- Hoạt động nhẹ tại chỗ (phút/ngày)

 

90±34,5

2,7±0,8

44,4±11,8

 

48,3±21,5

2,3±0,7

39,3±10,7

 

<0,001

0,001

0,005

Nhận xét: Hoạt động (phút/ngày): Nhìn chung thời gian hoạt động đi bộ, chơi thể thao, đi xe đạp của nhóm học sinhTC-BP là ít hơn nhóm chứng. Sự khác biệt này có ‎ nghĩa thống kê.(với p< 0,05). Hoạt động tĩnh tại (phút/ngày): Thời gian xem ti , đọc sách báo, hoạt động nhẹ tại chỗ của nhóm học sinh TC-BP nhiều hơn nhóm chứng có y nghĩa thống kê. (với p< 0,05)

3.2.5. Số giờ ngủ trong đêm

Yếu tố

Nhóm TC-BP (n=76)

Nhóm chứng (n=76)

P

Số giờ ngủ trong đêm

6,3±0,6

7,5±1,2

<0,001

Nhận xét: Số giờ ngủ của nhóm trẻ TC-BP ít hơn số giờ ngủ của nhóm chứng 1,2 giờ và có ý nghĩa thống kê..

 

IV.KẾT LUẬN

 

     1- Tình trạng dinh dưỡng của học sinh THPT, Huyện Cái Nước

Tỷ lệ SDD theo BMI: 18,7% SDD Độ I: 14,9% ; SDD Độ II: 2,8%

SDD Độ III: 1,0%.

Tỷ lệ TC-BP theo BMI: 5,2 % Tiền BP: 2,7%;  BP Độ I: 1,9%;

 BP Độ II: 0,6%

   2- Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng (TCBP)

 Cân nặng, VB, VM, LMDD cơ tam đầu có tương quan chặt với BMI

Các yếu tố: chi phí ăn, BMI bố mẹ, ăn ngọt, ăn chất béo, ăn bữa phụ trước ngủ, ăn vặt lúc xem ti vi đều có liên quan đến TCBP.

Thời gian hoạt động, số giờ ngủ đều có lên quan đến TCBP.

BCSKII:Bùi Đức Văn