Tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Tuệ Tĩnh

15:04:00 17/03/2014

Chiều 15-3 tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh), Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ tưởng niệm Ngày viên tịch của Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” phát triển ngành y dược cổ truyền, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Về dự có Bộ trưởng  Nguyễn Thị Kim Tiến cùng với các thứ trưởng bộ Y tế, Bí thư, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ninh. Các Bộ, ban ngành TW và Tỉnh Quảng Ninh, cùng các đại biểu các Sở Y tế, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh của 63 tỉnh thành.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi lễ

 

ĐẠI BIỂU VỀ DỰ LỄ

DSC_6798.JPG

DSC_6893.JPG

Quang cảnh buổi lễ

 

 

 

BS CKII Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh Viện ĐKKV Cái Nước (Cà Mau)

 

Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu Tuệ Tĩnh, sinh ở làng Nghĩa Phú, xã Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm “thuốc nam Việt chữa người nam Việt”. Ông đã gây dựng phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền, chùa và thu trữ theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời với một mạng lưới khám chữa bệnh miễn phí tại 24 Chùa. Ông cũng đã thu thập những bài thuốc dân gian, các vị thuốc nam, viết sách và truyền bá y học. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển y học dân tộc. Nhân dân đã lập đền thờ ông với tên “Đền thánh thuốc nam” ở quê hương thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ; đền bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn; miếu Nghè ở chùa Giám, xã Tân Sơn, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ngoài ra ông còn được thờ là Thành hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay, cả nước có 64 bệnh viện y học cổ truyền, trên 80% bệnh viện tuyến tỉnh có khoa y học cổ truyền, gần 90% bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa hoặc tổ y học cổ truyền và gần 80% trạm y tế xã, phường, thị trấn có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại đạt khoảng 30% tổng số người bệnh đến khám và điều trị hằng năm. Nhân dịp này, Bộ Y tế phát động phong trào học tập y đức, y đạo, y thuật của các bậc danh y tiền bối; phát triển môi trường nuôi trồng và ứng dụng y học cổ tuyền trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI DANH Y TUỆ TĨNH.

Thân Thế:

Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là  Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu Hồng Nghĩa, pháp hiệu Tuệ Tĩnh. Sinh ở làng Nghĩa Phú (tục gọi Làng xưa), tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, Phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Nay là Thôn Ngĩa Phú, xã Tuệ Tĩnh, Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Hưng.

Tương truyền: Cụ sinh vào cuối đời Trần (1330 thế kỷ XIV), lúc 6 tuổi cha mẹ đều mất. Ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa vềnuôi cho ăn học (chùa Hải Triều sau gọi chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám ở xã Cẩm Sowncungf huyện Cẩm Bình). Đến 10 tuổi, Bá Tĩnh Lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (nam Đình) đưa về cho họ với nhà sư chùa Dũng Nhuệ trong huyện. Tại đây, ông được gọi là Tiểu Huệ nên có biệt danh là Tuệ Tĩnh. Ông được học văn và học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa. Từ nhỏ cụ đã rất thông minh ham học.

Đến 22 tuổi, ông đi dự thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân ở chùa này và phát triển thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá (Nghĩa Xá). Năm 30 tuổi, ông trở về trụ trì chùa Yên Trang. Ông tu bổ lại chùa này với một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê Hương, huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.

Sự nghiệp

Danh y Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm “Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt”. Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ thuốc ctheo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sứa khỏe nhân dân và phát triển y hộc dân tôc.

Hoàng Đôn hòa, Lương dược hầu dưới triều Lê Thế Tông, quê ở Đa Sĩ (xã Kiễn Hưng, tỉnh Hà Tây) đã chữa bệnh rộng rãi và cửu cho nhân dân qua khỏi vụ dịch năm 1533 với thuốc nam trồng kiếm tại địa phương, và chữa bệnh cho quaan đội triều lê khỏi dịch sốt rét và thổ tả ở Thái Nguyên năm 1574 với thuốc Tam hoàng gồm Hoàng nàn, Hoàng lực do Tuệ Tĩnh phát hiện ở Nam dược thần hiệu và Hùng hoàng đã được dùng chống khí độc lam chướng ở Thập tam phương gia giảm. Đường lối dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh nói ở Bổ âm đơn về phòng bệnh hư lao, đã được Hoàng Tôn Hòacụ thể bằng thuyết “tâm tiết dục” với phép “Tịnh công hô hấp” ở sách Hoạt nhân toát yếu.

Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII) đã thừa kế 496 bài thơ dược tính của Nam dược thần hiệu chép vào sách Lĩnh nam bản thảo, với nhiều phương thuốc nam của Tuệ Tĩnh chép vào các tập Hành giản trân nhu và Bách gia trân tàng. Đường hướng dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh về giữ gìn tinh khí thần để sống lâu cũng được Lãn Ông phụ họa thêm ở thiên khởi sư của tập “Vệ sinh yếu quyệt”.

Đặt biệt truyền thống thuốc nam của Tuệ Tĩnh đã để lại tập quán trong nhân dân: trồng một số cây ở đền chùa vừa làm cảnh vừa làm thuốc, và ở gia đình, mọi người ít nhiều đều biết dùng một số cây gia vị, rau quả hay các vị thuốc thường có quanh mình, cùng các phép xông hơ, chườm nóng, xoa bóp... để chữa một số bệnh ban đầu, khi mới xảy ra, rất tiện lợi.

Truyền thống y học của Tuệ Tĩnh đã phục vụ đắc lực sức khỏe nhân dân từ bao đời nay, sự nghiệp trước của ông đã giữ một vị trí trọng đại nhất trong lịch sử y học Việt Nam. Vì vậy nhân dân ta đã lập đền thờ ông: Đền Thành thuốc nam ở quê hương  thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, đền Bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, miếu Nghè ở chùa Giám, xã Tân Sơn, huyện Cảm Bình, Tỉnh Hải Hưng. Ngoài ra ông còn được thờ là Thành Hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, ngoại thành Hải Phòng (có sắc phong là Thượng thượng đẳng phức thần năm 1572, theo thần phả do Nguyễn  Bính, Đông các đại học sĩ ở viện Cơ mật triều Lê soạn).

Ngày nay, các di tích nói trên đã được Bộ văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử để tưởng nhớ công đức của vị Danh y Tuệ Tĩnh đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của dân tộc ta.

Tuệ Tĩnh là một danh y Việt Nam đã mở đường cho sự nghiệp đã mở đường cho Y học dân tộc. Cụ đã tổng hợp và để lại những bài thuốc, những kinh nghiệm quý báu trong vấn đề phòng, điều trị, kiện thân trường thọ cho thế hệ sau. Đó là một tài liệu có giá trị lớn cho sự thừa kế và phát huy vốn cũ Y dược của nhân dân ta, thật là một cống hiến rất lớn. Để tiếp tục sự nghiệp đó, thế hệ con cháu chúng ta phải dầy công nghiên cứu, chọn lọc, áp dụng những kinh nghiệm đó, đồng thời tìm cho được quy luật trị liệu của các bài thuốc quý báu của cha ông ta đã xây dựng từ mấy ngàn năm nay, để hoàn chỉnh và nâng cao xây dựng một nền Y học Việt Nam vững bền.

phandien2002@yahoo.com