LẠM DỤNG KHÁNG SINH VÀ HẬU QUẢ

09:48:00 27/11/2020

Kháng thuốc là tình trạng các vi khuẩn kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi khuẩn này trước đây. Vi khuẩn đề kháng có thể chịu được sự tấn công của các thuốc kháng sinh dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài (thậm chí gây tử vong) và có thể lây lan cho người khác. Kháng thuốc là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn.

  1. LẠM DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ

 

 

 

Hầu hết bệnh nhân và thầy thuốc có suy nghĩ sai lầm khá phổ biến, khi bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng (sốt) là dùng kháng sinh - không chỉ dùng đơn kháng sinh mà có khi phối hợp 2 - 3 loại kháng sinh - điều trị bao vây, hy vọng là nhanh khỏi bệnh.

Mặc khác, người bệnh cũng tự ý (và dễ dàng) mua kháng sinh khi xuất hiện vài biểu hiện bất thường về sức khỏe (sốt, ho, sổ mũi... ) mà không cần biết có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em thì có phải uống liều như người lớn không và uống trong thời gian bao lâu là hợp lý.

Điều này dẫn đến hậu quả là: nhiều bệnh sốt do virus được dùng kháng sinh, nhiều bệnh nội khoa có sốt không do nhiễm trùng vẫn được dùng kháng sinh...

 

 
  

Liệu trình điều trị bằng kháng sinh hoặc quá ngắn, bệnh nhân dùng kháng sinh chưa đủ liệu trình điều trị, thầy thuốc hoặc cả bệnh nhân thấy hết triệu chứng nhiễm trùng thì dừng sử dụng kháng sinh.

Liệu trình điều trị hoặc quá dài, bệnh viện thường kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những bệnh nhân nằm viện lâu, bệnh nhiều cơ quan, bệnh nặng...

Phải dùng kháng sinh đủ thời gian, tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 05 ngày.

3. Phối hợp kháng sinh chưa đúng:

Trong nguyên tắc sử dụng kháng sinh, chỉ phối hợp kháng sinh trong các nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng do chủng vi khuẩn kháng thuốc, nhiễm trùng hỗn hợp, nhiễm trùng đa cơ quan để tăng khả năng điều trị, tăng khả năng diệt khuẩn, giảm độc tính của kháng sinh

 

4. Hệ thống xét nghiệm vi sinh ở các tuyến y tế chưa phát triển:

Hầu hết xét nghiệm vi sinh không phát triển nhiều ở tuyến huyện vì vậy khó cung cấp trực tiếp chỉ định kháng sinh theo kháng sinh đồ. Ngoài ra sự phối hợp giữa nhân viên xét nghiệm và bác sĩ lâm sàng chưa chặt chẽ, hầu hết bác sĩ lâm sàng chưa chú trọng đến kết quả xét nghiệm vi sinh.

5. Hệ thống quản lý sử dụng thuốc chưa đồng bộ:

Thiếu đội ngũ dược lâm sàng để giám sát, việc kiểm tra kê đơn thuốc kháng sinh còn ít và không thường xuyên. Nhà thuốc, quầy thuốc dễ dàng bán các loại kháng sinh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ, thậm chí bệnh nhân chỉ cần mang đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người quen hoặc bảo muốn mua kháng sinh là mua được.

II. Hậu quả:

1.      Gây lãng phí

Nhiều bệnh nhiễm khuẩn do virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, nếu dùng kháng sinh không có tác dụng sẽ là gây lãng phí.

2.      Không khỏi bệnh: 

Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây lãng phí đồng thời còn không chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

3.    Chậm chẩn đoán và mất cơ hội cứu sống bệnh nhân:

Sử dụng kháng sinh sớm và không đúng chỉ định có khi gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh.

4.    Tác dụng độc hại:

 Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết hoặc không đúng chỉ định có khi dễ bị gây phản ứng dị ứng, mẫn cảm, có khi bị phản ứng phản vệ nguy hiểm có thể chết người. Nhiều loại kháng sinh còn có tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng liều cao hoặc kéo dài có khả năng gây suy tủy.

5.    Tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn:

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết dễ làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, do đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, là hậu quả tai hại, rộng lớn và lâu dài cho toàn xã hội... Việc lạm dụng thuốc kháng sinh tạo nguy cơ lớn để chọn lọc càng nhiều biến chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Sự khám phá ra thuốc kháng sinh đã đưa lại nhiều lợi ích to lớn trong chăm sóc sức khỏe con người là giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng của các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy cần phải sử dụng kháng sinh có hiệu quả để hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn và những tác hại của kháng sinh đối với cơ thể. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ mai sau

DS. Trần Quyền Trân