Tiếp cận sai sót, sự cố y khoa

13:08:00 29/01/2016

Khác với phương pháp lâu nay đã làm là sai sót, sự cố y khoa xảy ra thì việc đầu tiên là xác định nguyên nhân sau đó quy trách nhiệm cá nhân. Cách làm này sẽ dẫn đến văn hóa che giấu và cố nhiên không thể giảm thiểu sai sót, sự cố y khoa.

Kết quả từ nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy, sai sót, sự cố y khoa xảy ra do 70% nguyên nhân lỗi hệ thống, 30% nguyên nhân lỗi cá nhân. Do đó một tiếp cận mới ra đời là khi sai sót, sự cố y khoa xảy ra thì chùng ta bình tĩnh tim ra các khâu: cái gì sai? sai chỗ nào? Đâu là lỗi hệ thống? đâu là lỗi cá nhân. Từ đó tìm các biện pháp khắc phục.

1. Lỗi hệ thống:

          Trước tiên xem xét bệnh viện có triển khai vấn đề an toàn người bệnh đến tận các nhân viên y tế, để từ đó nhân viên y tế nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó phải xem xét lại nguồn nhân lực phúc vụ bao gồm: số lượng đủ chưa? cơ cấu chuyên môn phù hợp không? ca kíp trực có hợp lý không? Môi trường làm việc có áp lực không, điều kiện ánh sang, tiếng ồn, ô nhiễm…?

          Trang thiết bị y tế cũng là khâu quan trọng. trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, hỏng hóc thường xuyên là nguy cơ rất lốn xảy ra sai sót, sự cố y khoa. Đây là vấn đề đã được cảnh báo nhưng rất tiếc còn xảy ra nhiều trong thực tế do rất nhiều nguyên nhân.

          Phác đồ điều trị, quy trình kỹ kỹ thuật, bảng kiểm…là các công cụ hữu ích hạn chế sai sót, sự cố y khoa. Nếu các công cụ trên có đầy đủ thì sai sót, sự cố xảy ra có thể đa phần do lỗi cá nhân.

          Một vấn đề cần phải xem xét nữa là văn hóa xử lý sai sót, sự cố y khoa đang tồn tại ở bệnh viện và công tác kiểm tra giám sát về các vần đề liên quan đến an toàn người bệnh. Nếu vẫn tồn tại văn hóa buộc tội thì chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của lỗi hệ thống nên chưa nhìn ra vấn đề. Công tác kiểm tra giám sát an toàn người bệnh không được triển khai thì nhân viên y tế chắc chắn sẽ thiếu ý thức và lơ là trong công tác.

 

2. Lỗi cá nhân.

          Lỗi cá nhân thường là do thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành. Vấn đế này nếu được nhìn nhận một cách công bằng và khách quan có khi không là lỗi cá nhân mà là do lỗi hệ thống. Ví dụ một bác sĩ mới ra trường chưa qua chương trình thực hành bệnh viện 18 tháng mà giao cho khám chữa bệnh độc lập, một bác sĩ chuyến khoa nhưng được tăng cường khám bệnh hay trực ở khoa khác không phải là chuyên khoa của mình…những ví dụ như thế nếu có sai sót, sự cố y khoa xảy ra phải xem xét ưu tiên đến vai trò lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi cá nhân.

          Một số lỗi cá nhân thường xảy ra như: cẩu thả, thiếu tính kỷ luật trong công việc, không thực hiện các quy trình, không bám sát phác đồ điều trị, không sử dụng bảng kiểm, theo dõi bệnh không sát… Dẫn đến các biến cố thương tâm như lầm bệnh nhân, lầm vị trí phẫu thuật. Tất nhiên là không thể chấp nhận được.

3. Cải thiện môi trường làm việc.

          Một đặc tính cố hữu của môi trường làm việc tại bệnh viện là nơi tiềm ẩn lý tưởng xảy ra biến cố. Do vậy cải thiện môi trường làm việc tại bệnh viện là yếu tố vô cùng quan trọng để xảy ra các sai sót, sự cố y khoa. Các giải pháp ưu tiên vào: giảm quá tải bệnh nhân; xây dựng ê kíp làm việc ăn ý; ứng dụng công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh để làm giảm nhờ bằng “trí nhớ” của nhân viên y tế; tôn trọng lắng nghe ý kiến lẫn nhau…Bên cạnh đó, sự quan tâm của lãnh đạo về đời sống tinh thần và vật chất với nhân viên y tế là điều không thể thiếu.

          Tóm lại: khi tiếp cận một sai sót, sự cố y khoa xảy ra bên cạnh việc cải thiện môi trường làm việc tốt nhất có thể trong bệnh viện, ta phải tiếp cận ưu tiên lỗi hệ thống rồi đến lỗi cá nhân. Dứt khoát từ bỏ văn hóa buộc tội cá nhân. Xin nhắc lại một sai sót, sự cố y khoa xảy ra 70% là lỗi hệ thống, lỗi cá nhân chỉ có 30%.

Bs. Bùi Văn Dủ