TỶ LỆ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NÃO NGOÀI SỌ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BVĐKKV CÁI NƯỚC NĂM 2011

09:27:00 11/08/2014

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ XVĐM, tỷ lệ các YTNC và tìm hiểu sự tương quan các YTNC trên bệnh nhân THA tại bệnh viện ĐKKV Cái Nước, Cà Mau. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2011. Kết quả: Có 52 nam và 28 nữ tham gia nghiên cứu. Trong đó có 19 bệnh nhân TBMMN. Tỷ XVĐM tại các vị trí: ĐMCCCĐ: 62,5%, ĐMCT: 51,25%, ĐMCC: 38,75%. Có sự tương quan giữa độ dày lớp nội mạc ĐMCCCĐ với 4 thông số lipid máu (p < 0,05).

Khi so sánh nhóm bệnh nhân TBMMN và nhóm còn lại: cho thấy độ dầy lớp nội mạc ĐMCCCĐ và ĐMCC cao hơn nhóm còn lại lần lượt 7 và 4 lần (p<0,05). Kết luận: Tỷ XVĐM tại các vị trí: ĐMCCCĐ: 62,5%, ĐMCT: 51,25%, ĐMCC: 38,75%. Có sự tương quan giữa độ dày lớp nội mạc ĐMCCCĐ với 4 thông số lipid máu.  Bệnh nhân TBMMN có độ dày lớp nội mạc động mạch cảnh cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê.

VIẾT TẮT: Adult Treatment  Panel, BMI: Body Mass Index, ĐHYD: ĐD ĐMCCCĐ: Độ dầy động mạch cảnh chỗ chia đôi, ĐD ĐMCC: Độ dầy động mạch cảnh chung, ĐD ĐMCT; độ dầy động mạch cảnh trong, ĐTĐ: Đái tháo đường, HATĐ: Huyết áp tối đa, HATT: Huyết áp tối thiểu, HDLc: High Density lipoprotein Cholesterol, LDLc: Low Density Lipoprotein cholesterol, JNC: Joint National Committee, XVĐM: Xơ vữa động mạch.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

XVĐM là bệnh lý diễn tiến âm thầm và rất thường gặp ở người có tuổi. Đặc biệt trên các đối tượng có các YTNC cao như: THA, TBMMN, ĐTĐ, RLLP. Hậu quả của XVĐM dẫn đến các tai biến nặng như hội chứng động mạch vành cấp, bệnh tim thiếu máu cục bộ thể im lặng, đột quỵ, hoại tử chi, v.v…gây tỷ lệ tử vong cao, giảm chất lượng cuộc sống và gánh nặng về kinh tế cho gia đình cũng như xã hội.

Theo  bộ môn thần kinh trường  ĐHYD thành phố HCM, ở ba tỉnh phía Nam tỷ lệ bệnh toàn bộ là 0,48%, tỷ lệ mắc bệnh trong năm là 0,17%. Nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong rất cao khoảng 30% và một nữa trong số đó chết trước khi nhập viện.

XVĐM có thể chẩn đoán qua siêu âm Doppler mạch máu động mạch cảnh đoạn ngoài sọ. Tại tỉnh Cà Mau chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đế này. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ XVĐM, tỷ lệ các YTNC và tìm hiểu sự tương quan các YTNC.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Tất cả tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán THA điều trị nội trú tại khoa Tim mạch - Lão học bệnh viện ĐKKV Cái Nước từ tháng 5/2010 đến tháng 5/2011.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Mô tả cắt ngang

2.3 Liệt kê và định nghĩa các biến số

2.3.1. Cách tính tuổi: Tính tuổi năm.

2.3.2. Cân nặng và chiều cao: Dùng cân bàn do Trung Quốc sản xuất, ghi kết quả bằng Kilogam (kg) với một số lẻ.

2.3.3. Công thức tính BMI: Chẩn đoán dựa vào BMI cho người châu Á.

2.3.4. Xét nghiệm đường huyết bilan lipid bằng máy huyết học Celltacx do Nhật sản xuất năm 2009, máy sinh hoá TE MATRIX do Mỹ sản xuất năm 2009.

2.3.5. Chẩn đoán RLLP máu: theo ATP III.

2.3.6. Chẩn đoán và phân loại THA theo JNC VII.

2.3.7. Chẩn đoán hẹp động mạch qua siêu âm: Theo ĐHY thành phố HCM

Độ dày của thành mạch: Bình thường: 0,4 - 0,6mm. Dày: 0,7 - 1mm. XVĐM: > 1mm.

2.3.8. Chẩn đoán TBMMN: Theo WHO.

2.4. Xử lý dữ kiện. Bằng bằng phần mềm thống kê R 10.2.1

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung trên 02 nhóm có và không TBMMN

Các biến

TBMMN

(n=19)

Không TBMMN

         (n=61)

p

Tuổi (năm)

65,47 (12)

69,44 (12)

0,21

BMI (kg/m2)

21,8 (3,1)

22,6 (3,6)

0,38

Triglyceride (mg/dl)

192 (79)

162 (57,5)

0,07

Cholesterol (mg/dl)

216 (40)

198 (44)

0,11

HDLc (mg/dl)

32,3 (9,4)

36,7 (10)

0,09

LDLc (mg/dl)

145,2 (39)

125 (43)

0,07

HATĐ (mmHg)

133 (18)

130 (17)

0,5

HATT (mmHg)

82 (7,4)

81 (8)

0,62

ĐD ĐMCC (mm)

1,38 (0,6)

1,04 (0,6)

<0,05

ĐD ĐMCCCĐ (mm)

2,18 (0,9)

1,24 (0,8)

<0,05

ĐD ĐMCT (mm)

1,48 (0,9)

1,02 (0,8)

<0,05

Số ngoài ngoặc là chỉ số trung bình, trong ngoặc là độ lệch chuẩn

Nhận xét: Độ dầy lớp nội mạc ĐMCC, ĐMCCCĐ và ĐMCT nhóm TBMMN cao hơn nhóm không TBMMN có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các thông số khác không khác nhau giữa hai nhóm.

3.2. Đặc điểm chung trên 02 nhóm có và không RLLP máu.

Các biến

Có RLLP máu

n=57

Không RLLP

n=23

p

Tuổi (năm)

68,6 (11,3)

68 (14)

0,83

BMI (Kg/m2)

24 (3)

19,3 (2,4)

<0,05

HATĐ (mmHg)

155,5(19,5)

146,5(16)

0,03

HATT (mmHg)

80 (7,4)

83 (9)

0,11

TBMMN (cas)

13

6

0,16

ĐD ĐMCC (mm)

1,12 (0,64)

1,12 (0,64)

1

ĐD ĐMCCCĐ (mm)

1,66 (0,8)

1,09 (1)

<0,05

ĐD ĐMCT (mm)

1,3 (1)

0,73 (0,34)

<0,05

Biến không liên tục: tính tỷ lệ %; Biến liên tục: tính trung bình ± độ lệch chuẩn

RLLP máu: LDLc ≥ 100 mg/dl

 

 

3.3. Đặc điểm RLLP máu.

Nhận xét: BMI, HATĐ, ĐMCCCĐ, ĐMCT nhóm có RLLP máu cao hơn nhóm không  có RLLP máu có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong tất cả các kiểu hình RLLP máu thì LDLc ≥ 100 mg/dl là cao nhất (71,25%), Cholesterol toàn phần và HDLc (56,25%).

3.4. Hồi quy tuyến tính giữa ĐD ĐMCCCĐ và các thông số lipid máu

Các thông số lipid

HSTQ (KTC 95%)

R2

p

Triglycerid (mg/dl)

0,52 (0,34-0,66)

0,27

<0,05

Cholesterol (mg/dl)

0,47 (0,28-0,62)

0,22

<0,05

HDLc (mg/dl)

-0,51 (-0,65 - -0,32)

0,26

<0,05

LDLc (mg/dl)

0,45 (0,25-0,61)

0,20

<0,05

 

               

 

 

 

 

Nhận xét: ĐD ĐMCCCĐ có tương quan với các thông số lipid máu và đều có ý nghĩa thống kê. Triglycerid có hệ số tương quan cao nhất 0,52 dao động từ 0,34 đến 0,66 và giải thích được 27% đến tình trạng XVĐM của triglycerid.

Trên mô hình hồi quy đa biến. Hệ số tương quan triglycerid tăng từ 0,52 lên 0,53. Nhưng nếu dùng tất cả 4 thông số này thì giả thích được 37,5% đến tình trạng RLLP máu. Nghĩa là nếu dùng tất cả 4 thông số lipid máu thì cơ sở giải thích tăng lên 10%. Cũng theo mô hình này cho chúng ta thấy sự tương quan giữa các thông số lipid máu, đặc biệt là cholesterol toàn phần và LDLc hệ số tương quan đến 0,96 gần như tuyệt đối.

3.5. So sánh độ dày lớp nội mạc tại 3 vị trí động mạch cảnh

 

 

1. ĐMCC: 1,12 mm; 2: ĐMCT: 1,13 mm; 3.ĐMCCĐ: 1,47 mm

ĐMCT dầy hơn ĐMCC 0,01 mm (-0,3 đến 0,32 mm) không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)


Nhận xét: ĐMCCĐ: so với ĐMCC 0,34 mm (0,03– 0,64mm);  so với ĐMCT 0,35 mm (0,034-0,66 mm) có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

 

3.6. Tỷ lệ XVĐM hai nhóm có và không có TBMMN

Vị trí

TBMMN

n=19

Không TBMMN

n= 61

P

OR

       (KTC 95%)

≥1mm

<1 mm

≥ 1mm

<1 mm

ĐMCCCĐ

17 (89,5)

                  

2 (10,5)

33 (54)

28 (46)

<0,05

7,2 (1,5-33,9)

ĐMCT

13 (76,5)

6 (23,5)

28 (46)

33 (54)

0,14

2,5 (0,8-7,6)

ĐMCC

12 (63,15)

7 (36,5)

19 (31)

42(69)

<0,05

3,8 (1,3-11,1)

Tính chung cho 2 nhóm: ĐMCCCĐ: 62,5%; ĐMCT: 51,25%; ĐMCC: 38,75%. Trong ngoặc: tỷ lệ phần trăm

 

 

Nhận xét: Nhóm TBMMN  độ dày ĐMCCĐ cao hơn nhóm còn lại 7 lần (dao động 1,5-34). ĐMCC dầy hơn 4 lần (dao động từ 1,3-11).

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu

Độ dầy lớp nội mạc ĐMCC, ĐMCCCĐ và ĐMCT nhóm TBMMN cao hơn nhóm không TBMMN có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các thông số khác không khác nhau giữa hai nhóm. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây các thông số lipid, BMI, huyết áp nhóm có TBMMN cao hơn nhóm không có TBMMN. Nghiên cứu chúng tôi kết quả không nhất quán với ghi nhận này. Có lẽ cỡ mẫu nghiên cứu chúng tôi nhỏ và huyết áp hai nhóm không khác nhau có thể giải thích bệnh nhân có điều trị trước đó.

Ba nơi đo độ dày lớp nội mạc động mạch cảnh nơi dày nhất là ĐMCCCĐ của cả 2 nhóm. Ghi nhận này phù hợp với đa số các nghiên cứu. Có lẽ đây là nơi dòng máu chảy xoáy dễ tạo điều kiện cho tình trạng lắng động lipid xấu.

 

 

4.2. Đặc điểm chung  trên hai nhóm có và không RLLP máu.

Định nghĩa RLLP máu trong nghiên cứu này khi LDLc ≥  100 mg/dl, bởi vì kiểu rối loạn này cao nhất trong nghiên cứu chúng tôi. Kết quả cho thấy BMI, HATĐ, độ dầy lớp nội mạc ĐMCCCĐ, ĐMCT nhóm có RLLP máu cao hơn nhóm không  có RLLP máu có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ghi nhận này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây. Từ khi nghiên cứu Framingham (Mỹ) ra đời cho thấy lipid là “kẻ thù số 1” đối với tình trạng sức khỏe. Thật vậy người có RLLP máu dễ bị XVĐM hệ quả là gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, TBMMN, tăng tỷ lệ tử vong. Và trong vài thập niên trở về đây tử vong do nguyên nhân tim mạch luôn đứng vị trí hàng đầu trong các nguyên nhân.

Nếu lý giải trên là đúng thì một ghi nhận khó giải thích trong nghiên cứu này là  sự khác biệt về tỷ lệ TBMMN trong nhóm có RLLP máu cao hơn nhóm không có RLLP máu nhưng không có ý nghĩa thống kê. Sự thật này có nhiều lý giải nhưng có lẽ lý giải dựa trên cỡ mẫu thấp là có cơ sở khoa học và thuyết phục nhất. Mặt khác hạn chế cơ bản trong nghiên cứu chúng tôi là chẩn đoán TBMMN chỉ dựa vào lâm sàng không có phương tiện chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu làm bằng chứng, đây cũng là lý do có thể giải thích tình trạng không nhất quán này.

Trong tất cả các kiểu hình RLLP máu thì LDLc ≥ 100 mg/dl là cao nhất (71,25%), Cholesterol toàn phần và HDLc (56,25%). Cố nhiên RLLP máu hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất (35%). Tuy nhiên kiểu rối loạn này là nguy hiểm nhất cho các biến cố lâm sàng.

4.3. Hồi quy tuyến tính giữa ĐD ĐMCCCĐ và các thông số lipid máu

Như phân tích ở trên trong các vị trí của động mạch cảnh đoạn ngoài sọ thì ĐMCCCĐ là nơi có độ dày lớp nội mạc cao nhất, và với giả định ban đầu là hậu quả của tình trạng này là do RLLP máu. Đứng trên giả định này chúng tôi tìm sự tương quan giữa độ dày ĐMCCCĐ với từng thông số lipid bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Như kỳ vọng tất cả sự tương quan đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó triglycerid có hệ số tương quan cao nhất 0,52 dao động từ 0,34 đến 0,66 và giải thích được 27% đến tình trạng XVĐM của triglycerid.

Tất cả các thông số lipid máu có ảnh hưởng chuyển hoá lẫn nhau và đều có thể gây XVĐM. Khi kết hợp lẫn nhau thì có tăng tình trạng XVĐM lên không?. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành phân tích bằng mô hình hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng khá khiêm tốn. Hệ số tương quan triglycerid tăng từ 0,52 lên 0,53. Nhưng nếu dùng tất cả 4 thông số này thì giả thích được 37,5% đến tình trạng RLLP máu. Nghĩa là nếu dùng tất cả 4 thông số lipid máu thì cơ sở giải thích tăng lên 10%.

Cũng theo mô hình này cho chúng ta thấy sự tương quan giữa các thông số lipid máu, đặc biệt là cholesterol toàn phần và LDLc hệ số tương quan đến 0,96 gần như tuyệt đối.

4.4. So sánh độ dày lớp nội mạc tại 3 vị trí động mạch cảnh

Khi đo độ dầy lớp nội mạc động mạch cảnh đoạn ngoài sọ chúng tôi phát hiện nơi dầy nhất là ĐMCCCĐ trung bình 1,47 mm. Nhưng để xem xét là vị trí nơi đây  dầy thật sự hay do yếu tố ngẫu nhiên, chúng tôi tiến hành so sánh phương sai 3 vị trí cho thấy: Dầy nhất là ĐMCCĐ: so với ĐMCC 0,34 mm (0,03– 0,64mm);  so với ĐMCT 0,35 mm (0,034-0,66 mm) Có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

ĐMCT dầy hơn ĐMCC 0,01 mm (-0,3 đến 0,32 mm) không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

4.5. Tỷ lệ XVĐM hai nhóm có và không có TBMMN

Nhóm bệnh nhân TBMMN có mảng XVĐM cao nhất tại vị trí ĐMCCCĐ, thấp nhất ĐMCC, ghi nhận này tương tự nghiên cứu Lê Hoài Thư, Phạm Quang tuấn, Hoàng Khánh.

Bởi vì TBMMN liên quan đến XVĐM nên chúng tôi tiến hành phân tích tình trạng XVĐM 2 nhóm có và không có TBMMN. Kết quả cho thấy trong nhóm TBMMN  độ dày ĐMCCĐ cao hơn nhóm còn lại 7 lần (dao động 1,5-34). ĐMCC dầy hơn 4 lần (dao động từ 1,3-11). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây và sinh lý bệnh của TBMMN. ĐMCT cũng có tỷ lệ XVĐM cao hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với nhóm không có TBMMN.

5. KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ XVĐM chung tại các vị trí: ĐMCCCĐ, ĐMCT, ĐMCC lần lượt là 62,5%; 51,25%; 38,75%. Trong 3 vị trí trên độ dầy ĐMCCĐ là dầy nhất: 1,47 mm cao hơn hai vị trí còn lại có ý nghĩa thống kê.

2. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ RLLP máu: tăng triglycerid 66,25%; tăng LDLc 71,25%; tăng cholesterol 56,25%, giảm HDLc 56,25%, rối loạn kiểu hỗn hợp 35%.

3. Tỷ lệ XVĐM tại các vị trí ĐMCCCĐ, ĐMCT, ĐMCC nhóm có TBMMN lần lượt là 89,5%; 76,5%, 63,15% cao hơn nhóm còn lại nhưng XVĐM vị trí ĐMCT cao hơn không có ý nghĩa thống kê.

4. Có sự tương quan chặt giữa tình trạng RLLP máu và độ dày lớp nội mạc ĐMCCCĐ.

 

Bùi Văn Dủ

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Huỳnh Quang Trí (2005),”Chẹn thụ thể AT1, của angiotensin II: Một triển vọng mới trong điều trị xơ vữa động mạch ”, Thời sự tim mạch học số 90 tháng 8/05, trang 2-5.

2. Lê Thị Hoài Thư, Phạm Quang Tuấn, Hoàng Khánh , “Nghiên cứu mối liên hệ giữa tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm với nồng độ protein phản ứng C huyết thanh độ nhạy cao trên bệnh nhân nhồi máu não”, Cập nhật 7/2011. http://www.google.com.vn/#hl=vi&sclient=psy

3.  Nguyễn Huy Dung (2003),”cập nhật lại từ đầu về xơ vữa động mạch ”, Thời sự tim mạch hoc, số 70 tháng 12/03, trang 28-31.

4. Nguyễn Hoàng Minh Phương (2005),”Tương quan giữa độ dày nội mạc thành động mạch cảnh, rối loạn lipide máu và đột qụy”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học, trang 1-5.

5. Nguyễn Phú Kháng (2002),”Xơ vữa động mạch ”, bệnh học Nội khoa, NXB quân đội nhân dân, trang 182-189.

6. Phạm Nguyễn Vinh (2001),”Xơ vữa động mạch: bệnh sinh và chăm sóc”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập II, NXB Y học, trang 203-215.

7. Vũ Anh Nhị (2001),”Tai biến mạch máu não”,Thần kinh học lâm sàng và điều trị, NXB Mũi Cà Mau, trang 44-133.