CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
Nhóm máu hệ Rhesus13:00:00 04/05/2015
*Trường hợp lâm sàng: Sản phụ 24 tuổi nhập bênh viện ĐKKV Cái Nước ngày 29/4/2015 với chẩn đoán ban đầu thai đủ tháng lần 2. Bệnh nhân được xét nghiệm nhóm máu O, Rh(D)-. Sản phụ được sanh thường 01 giờ sau đó. Thai nhi là bé trai nặng 2700 gam. Sau sanh 01 ngày bé và da rõ, xét nghiệm thấy có tình tạng thiếu máu, bilirubin máu tăng cao, nhóm máu Rh(D)+, siêu âm có gan lách to, xét nghiệm nhóm máu cha kết quả nhóm máu O, Rh(D)+. Hỏi lại tiền sử sản phụ sanh bé đầu tiên phát triển bình thường, không phá thai, sảy thai, sanh non trong quá khứ, sản phụ không biết mình mang nhóm máu Rh(D)-. Có thai lần này bệnh nhân không có đi khám thai nên không có xét nghiệm máu và thông tin tư vấn từ nhân viên y tế. Đây là trường hợp có thể bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con gây thiếu máu tán huyết cho con. *Vài nét về nhóm máu hệ Rhesus. Trong mỗi cá thể chúng ta có khoảng 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau, đó là hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis,… nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. 1. Hệ ABO. Dựa vào 2 kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh hệ ABO chia ra 4 nhóm máu: A, B, AB và O. 2. Hệ Rh Nhóm máu Rh do Lansteiner phát hiện năm 1940, Rhesus factor là 1 chất protein có trên các tế bào hồng cầu, hệ này có 6 kháng nguyên C, D, E và c, d, e. Trong đó Kháng nguyên D là thường gặp nhất và có tính kháng nguyên mạnh nhất, những người mang kháng nguyên D được gọi Rh dương, những người không mang kháng nguyên D được gọi là Rh âm. Như vậy chỉ 02 hệ nhóm máu ABO và Rh chúng ta có 8 nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ cá thể có nhóm máu A thuộc hệ ABO và nhóm máu Rh+ thuộc hệ Rh, nghĩa là có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu). Khác với người da trắng ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh(D)+, như vậy chỉ có 0,04% người thuộc nhóm máu Rh(D)-. Vì tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng nên theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, những người có nhóm máu Rh – thuộc nhóm máu hiếm. 3. Nguy cơ nhóm máu Rh- Khác với hệ thống nhóm máu ABO là kháng thể kháng Rh không có sẵn trong huyết thanh, nó chỉ được hình thành khi có sự thâm nhập của hồng cầu người mang Rh(D)+ vào trong máu của người Rh(D)-. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người mang nhóm máu Rh(D)- khi truyền máu hoặc do nạo thai hay lúc sinh đẻ. 3.1. Truyền máu: Khi truyền máu R(D)+ cho người có Rh(D)- lần đầu không có phản ứng, nhưng do cơ thể người có Rh(D)- nhận được protein lạ nên sản xuất ra kháng thể chống yếu tố Rh. Khi truyền máu Rh(D)+ lần thứ hai trở đi sẽ gây ra phản ứng gây ngưng kết hồng cầu dẫn đến sốc và có thể tử vong. Như vậy người có máu Rh(D)- chỉ nhận máu người có Rh(D)-, người có máu Rh(D)+ nhận được máu người có Rh(D)+ và Rh(D)-. 3.2. Mang thai Người phụ nữ có Rh(D)- lấy chồng mang Rh(D)+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh(D)+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh(D)+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh(D)+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Khi có thai lần đầu cơ thể mẹ đã sinh ra kháng thể chống lại Rh(D)+ của con nhưng lớp IgM không qua bánh nhau nên con sinh ta an toàn. Những lần mang thai và sinh sau, kháng thể chống lại Rh(D)+ lớp IgG qua được nhau thai và lúc tiếp xúc máu mẹ - con khi sinh nở sẽ gây ngưng kết hồng cầu của con đưa đến hệ quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ. Như đã thông tin, người có nhóm máu Rh(D)- thuộc nhóm máu hiếm nên khi gặp các đối tượng này chúng ta cần phải tư vấn về nguy cơ truyền máu, mang thai và chỉ cho họ biết cách cung cấp thông tin về nhóm máu của mình khi tiếp xúc với các cơ quan y tế. Nếu có điều kiện giới thiệu cho họ truy cập trang Website “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” để hiểu rõ hơn về đặc điểm nhóm máu Rh(D)- theo địa chỉ: http://caulacbomauhiem.vn. Trở lại trường hợp trên thai nhi sinh sống an toàn là một mai mắn. Nếu gặp trường hợp tương tự trong quá trình khám thai (vợ có Rh(D)-, chồng có Rh(D)+) nên tư vấn bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa sâu để có kế hoạch xét nghiệm, điều trị cho mẹ và con hợp lý. BÙI VĂN DỦ |