ỨNG DỤNG ĐƯỜNG CONG ROC VỚI CÁC PHẦN MỀM STATA, SPSS và R (PHẦN II)

08:19:00 06/02/2017

2. Phần mềm SPSS.

Bước 1: Vẽ đường cong ROC và tìm kết quả AUC

Analyze/ROC Curve..

Xuất hiện hộp thoại và đưa các biến vào các vị trí thích hợp như hình dưới đây:

           

 

            Kết quả phân tích: Cho ra cùng lúc 03 kết quả

            Đường cong ROC

 

Diện tích dưới đường cong và KTC 95% [0,846 (0,694-0,998)]

 

            Điểm cắt, độ nhạy (dương tính thật) và (1- độ đặc hiệu/dương tính giả)

           

           

 

            Vấn đề là làm sau tìm điểm cắt hợp lý. Ứng dụng chỉ số Youden (Youden index-J). Chỉ số J là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1. Bởi vì bảng trên chưa cung cấp chỉ số độ đặc hiệu trực tiếp và khi cỡ mẫu lớn thì gặp vấn đế khó khăn khi tìm chỉ số J. Kinh nghiệm là copy bảng trên qua excel, chỉ vài thao tác đơn giản ta dễ dàng tìm được như hình dưới đây.

            Chỉ số J cao nhất là 0,6. Tại đây BC≥9300/m3, có độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 75%.

 

 

 

3. Phần mềm R

3.1. Gọi gói Epi

> library(Epi)

3.2. Vẽ đường cong ROC

> ROC(form=vpbv~bc,plot="ROC",PV=T,MX=T,AUC=T,data=d)

Kết quả: Biếu đồ

Ngoài thông tin diện tích dưới đường cong: AUC: 0,846 còn cung cấp thêm các thông tin khác như độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và phương trình hồi quy (mặc định trên biểu đồ).

BS: Bùi Văn Dủ