NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VI RUT VIÊM GAN B

09:25:00 01/06/2016

Vi rút viêm gan B (Hepatitis B – virus HBV) thuộc họ Hepadnaviridae, gene di truyền ADN chuỗi kép, kích thước 27 nm. Vi rút viêm gan B có hình cầu, vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HbsAg, có 8 týp kháng nguyên khác nhau của HBV. Bên trong lớp vỏ là một lớp kháng nguyên hoà tan có hình hộp gọi là kháng nguyên HBeAg. Trong cùng là lõi của virut chứa enzym polymerase ADN phụ thuộc ADN và các hoạt tính phiên mã ngược. HBV có sức đề kháng cao hơn HAV, bị bất hoạt bởi 1000C trong 20 phút với formalin 5% trong 12 giờ và chloramin 3% trong vòng 2 giờ.

Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới hiện có khoảng 400 triệu người nhiễm HBV được chia làm 3 khu vực:

- Vùng dịch lưu hành mạnh có tỷ lệ HBsAg (+) từ 5 – 20%: Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi.

- Vùng dịch lưu hành trung bình có tỷ lệ HBsAg (+) từ 1 – 5%: ở Châu Âu, Nam Mỹ, Đông Âu…

- Vùng dịch lưu hành thấp có tỷ lệ HbsAg (+) 0,1 – 1%: Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu ...

Theo thống kê Việt Nam chiếm tỷ lệ HBsAg (+) từ 15 – 20%, không khác biệt giữa các nhóm tuổi và là khu vực có dịch lư­u hành mạnh.

Ngư­ời có nguy cơ lây bị nhiễm cao: đồng tính luyến ái, tiêm chích ma túy, gái mại dâm, nhân viên y tế…Nguồn lây chủ yếu là ngư­ời, loài linh trưởng như­ tinh tinh cũng có tính cảm nhiễm.

Thời gian ủ bệnh: từ 1 – 4 tháng, có khi ngắn hơn khoảng 2 tuần, hiếm khi gặp trên 6 tháng. Thời kỳ lây truyền: tất cả người có HbsAg (+) cả ở giai đoạn cấp và mạn tính đều có thể lây bệnh, nh­ưng khả năng lây cao trong giai đoạn vi rút đang hoạt động nhân lên, có nồng độ vi rút trong máu cao.

Đường lây thường do tiếp xúc với máu hoặc chế phẩm của máu, dịch tiết của cơ thể, quan hệ tình sinh dục không an toàn, từ mẹ sang con, những ngư­ời dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng…

Tất cả mọi ng­ười đều có tính cảm nhiễm. Sau khi bị viêm gan cấp, sẽ xuất hiện kháng thể bảo vệ. Nhưng khả năng bảo vệ dài hay ngắn còn tùy thuộc nồng độ kháng thể.

          Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B ước tính > 14% thuộc vùng dịch tễ cao. Bệnh lây chủ yếu qua đường sinh dục, đường máu, mẹ mang thai lây sang con.

Người mẹ mang thai lây sang con chủ yếu lúc chuyển dạ, săn sóc. Nếu mẹ HBsAg (+), HBeAg (+) tỷ lệ lây cho con gần như trên 80%, nếu mẹ HBsAg (+), mà vi rút không hoạt động tỷ lệ lây cho con 10 – 15%. Nếu sinh mổ chủ động lúc chưa chuyển dạ thì tỷ lệ lây nhiễm rất thấp. Những đứa con nhiễm siêu vi B từ lúc lọt lòng hầu như trên 90% sẽ trở thành nhiễm mạn tính. Trong một nghiên cứu tại Singapore có đến 43% những đứa trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B được sinh ra từ mẹ có HBsAg (+). Tuy nhiên, lây truyền qua đường tình dục hay từ mẹ sang con đều có thể phòng ngừa được nhờ có vaccine. Tỷ lệ lây nhiễm từ vợ sang chồng khoảng 15% chủ yếu qua đường tình dục. Vì vậy, những người chồng không bị nhiễm HBsAg cần được tiêm phòng vaccine và phải có Anti – HBs  (+) thì hoàn toàn không bị lây nhiễm. Do đó những người phụ nữ HbsAg (+) vẫn có thể lập gia đình và sinh con bình thường.

Với bệnh nhân có mang HbsAg (+) cần theo dõi những gì ?

Tất cả những bệnh nhân khi phát hiện có HBsAg (+), nghĩa là có nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B, cần được làm xét nghiệm hai lần ở hai thời điểm khác nhau. Nếu cả hai lần đều cho kết quả HBsAg (+) thì khi đó cho phép kết luận người bệnh bị nhiễm vi rút viêm gan B. Nếu có một lần (-) thì cần xét nghiệm lại sau đó 2 – 4 tuần để xác định chắc chắn có bị nhiễm thực sự hay không.

Người mang HbsAg (+) có thể ở các trạng thái sau:

- Người lành mang vi rút viêm gan B: kiểm tra không có tăng men gan, khuyến cáo không nên dùng các thuốc hạ men gan kể các các loại thảo dược.

- Viêm gan vi rút B: có những đợt tăng men gan, nên loại trừ tang men gan do dùng thuốc.

Người mang HbsAg (+) cần làm xét nghiệm chức năng gan, siêu âm gan mật định kì 3 – 6 tháng một lần hoặc có các dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, buôn nôn, rối loạn tiêu hóa, vàng da, nước tiểu sẫm màu. Các cận lâm sàng này dùng để theo dõi sự hoạt động của vi rút viêm gan cũng như các biến chứng của nó: viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan…

Một đều cần lưu ý là người mang HbsAg (+) cần được các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa – Gan – mật khám định kỳ, tư vấn và theo dõi bệnh.

BSCKII CHÂU QUỐC LƯỢNG