NGHIÊN CỨU ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG, NỒNG ĐỘ hs-CRP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ IRBESARTAN VÀ THUỐC HẠ MỠ MÁU ATORVASTATIN

05:08:00 14/01/2017

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng (microalbuminuria-MAU) và nồng độ hs-CRP (high sensitivity-reactive protein C) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan MAU và hs-CRP. Đánh giá sự thay đổi của MAU và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU dương tính (+).

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tich được tiến hành trên 194 bệnh nhân ĐTĐ type 2; trong đó có 54 nam và 140 nữ, tuổi trung bình 60,39 ± 10,19; được làm xét nghiệm MAU và hs-CRP.

Kết quả: Tỷ lệ MAU (+) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 30,9%, nồng độ trung bình của MAU (+) là 78,48 ± 51,74mg/g. Nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+) là 2,92 ± 2,46mg/L. Tỷ lệ hs-CRP mức độ nguy cơ thấp chiếm 16,7%, trung bình 50,0% và cao 33,3%. MAU (+) liên quan với thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng ở nữ, cholesterol, triglycerid và THA (p < 0,05). Nồng độ hs-CRP có liên quan với HDL-c (p < 0,05). Điều trị ĐTĐ type 2 phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin làm giảm tỷ lệ MAU (+) 28,6%, giảm nồng độ MAU (+), giảm nồng độ hs-CRP và tăng tỷ lệ mức độ nguy cơ hs-CRP thấp 42,9% (p < 0,001).

Kết luận: Tỷ lệ MAU (+) là 30,9%. Nồng độ trung bình hs-CRP là 2,92 ± 2,46mg/L. MAU (+) liên quan với thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng, cholesterol, triglycerid và THA. Nồng độ hs-CRP có liên quan với HDL-c. Điều trị ĐTĐ type 2 phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin làm giảm tỷ lệ MAU (+), giảm nồng độ MAU (+), giảm nồng độ hs-CRP và tăng tỷ lệ mức độ nguy cơ hs-CRP thấp.

Từ khóa: Đạm niệu vi lượng, hs-CRP, đái tháo đường type 2.

ABSTRACT

RESEARCH ON MICROALBUMINURIA, hs-CRP CONCENTRATIONS

IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS PATIENTS AND THEIR CHANGE

AFTER TREATMENT WITH IRBESARTAN AND ATORVASTATIN

                                                                                                                       

Objectives: To determine the ratio of microalbuminuria (microalbuminuria-MAU) and hs-CRP levels (high sensitivity C-reactive protein) in patients with type 2 diabetes mellitus (diabetes).  To identify some factors related to MAU and hs- CRP. To assess the change of MAU and hs-CRP after 6 months of treatment with Irbesartan and Atorvastatin in type 2 diabetic patients who had positive MAU.

Subjects and methods: The cross-sectional analytical study was conducted on 194 type 2 diabetes patients with 54 men and 140 women, whose mean age was 60.39 ± 10.19. All patients were conducted in MAU and hs-CRP tests.

Results: MAU (+) ratio in patients with type 2 diabetes was 30.9%, the average concentration of MAU (+) was 78.48 ± 51,74mg/g. The average concentration of hs-CRP in patients with type 2 diabetes had MAU (+) was 2.92 ± 2,46mg / L. hs-CRP ratio at low risk level of 16.7%, 50.0% at average risk and 33.3% higher risk level. MAU (+) associated with the time of diabetic diagnosis, waist circumference in female, cholesterol, triglycerides and hypertension (p <0.05). hs-CRP concentrations were associated with HDL-c (p <0.05). Treatment of type 2 diabetes coordinated the angiotensin receptor blocker Irbesartan and lipid-lowering drug Atorvastatin reduced MAU (+) ratio of 28.6%, decreased concentration MAU (+), decreased hs-CRP concentrations and increased rate level of hs-CRP low risk of 42.9% (p <0.001).

Conclusion: MAU (+) ratio was 30.9%. The average concentration of hs-CRP was 2.92 ± 2,46mg/L. MAU (+) related to the time of diabetic diagnosis, waist circumference in female, cholesterol, triglycerides and hypertension. hs-CRP concentrations were associated with HDL-c. Treatment of type 2 diabetes coordinated the angiotensin receptor blocker Irbesartan and lipid-lowering drug Atorvastatin reduced MAU (+) ratio, decreased MAU (+) concentration, decreased hs-CRP concentrations and increased rate level of hs-CRP low risk.

Keywords: Microalbuminuria, hs-CRP, diabetes mellitus type 2.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

MAU và hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 được xem là chỉ dấu dự đoán sớm và có liên quan chặt chẽ đến biến chứng tim mạch, bệnh thận. Vì vậy MAU và hs-CRP đang được xem xét đưa thành mục tiêu để kiểm soát.

Các nghiên cứu trên thế giới đều nhận thấy điều trị tốt ĐTĐ type 2 có phối hợp thuốc Irbesartan và Atorvastatin sẽ làm giảm hoặc mất nồng độ MAU và hs-CRP, có thể giúp giảm biến chứng tim mạch và bệnh thận. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đặc điểm, tỷ lệ MAU ở hội chứng chuyển hóa; hội chứng vành cấp, đột quỵ, tăng huyết áp, ĐTĐ type 2. Tuy nhiên có ít nghiên cứu liên quan về MAU và hs-CRP ở ĐTĐ type 2.

Với mong muốn tìm hiểu và đánh giá sự thay đổi và một số yếu tố liên quan đến MAU và hs-CRP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.

Mục tiêu nghiên cứu

(1) Xác định tỷ lệ MAU và nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan MAU và hs-CRP. (3) Đánh giá sự thay đổi MAU và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+).

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: 194 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association-ADA) năm 2013 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Các bước tiến hành nghiên cứu: Tiến hành hỏi bệnh ghi nhận các thông tin chung về tiền sử, thăm khám đo các chỉ số HA, BMI, vòng bụng. Tiến hành xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, định lượng nồng độ MAU, nồng độ hs-CRP, glucose máu, nồng độ HbA1c và nồng độ các thành phần mỡ máu. Lập kế hoạch áp dụng phác đồ điều trị ĐTĐ type 2 theo hướng dẫn của ADA 2013 có phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và Atorvastatin cho bệnh nhân đã chọn. Sau thời gian theo dõi 6 tháng tiến hành xét nghiệm nồng độ MAU, nồng độ hs-CRP, so sánh, đánh giá trước và sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+).

Xét nghiệm MAU: Bệnh nhân được lấy 5ml nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng mới thức dậy, chưa ăn sáng, chưa vận động, thử ngay tại phòng xét nghiệm. MAU được định lượng bằng phương pháp đo độ đục (máy ARCHITECT C4000, Abbott Diagnotics, Mỹ). Creatinine niệu định lượng bằng phương pháp so màu (máy ARCHITECT C4000, Abbott Diagnotics, Mỹ). Sau đó lập tỷ lệ: MAU/Creatinin niệu (mg/g). MAU (+) trong khoảng 30-300mg/g.

Xét nghiệm hs-CRP: Mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi đói cùng lúc với thử glucose máu. hs-CRP được định lượng theo phương pháp miễn dịch đo độ đục (máy ARCHITECT C4000, Abbott diagnotics, Mỹ). Kết quả được đánh giá theo phân loại nguy cơ hs-CRP của AHA/CDC 2003 (American Heart Association, Centers Disease Control and Prevention).

Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 18.0, Excell 2003. Xác định các đặc trưng thống kê như tần số, tỷ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn. Phép kiểm, phép kiểm t hoặc hiệu chỉnh Fisher, xác định có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tỷ lệ MAU và nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

Bảng 1. Tỷ lệ, nồng độ MAU (+) và hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

Đặc điểm

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

MAU (+)

60

30,9 %

MAU (-)

134

69,1 %

MAU (mg/g) (n = 60)

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

78,48 ± 51,74

30,19

236,29

hs-CRP (mg/L) (n = 60)

2,92 ± 2,46

0,27

10

Mức nguy cơ theo hs-CRP

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Thấp

10

16,7

Trung bình

30

50

Cao

20

33,3

 

2. Một số yếu tố liên quan MAU và hs-CRP 

Bảng 2. Các yếu tố liên quan với MAU (+) và hs-CRP (n = 194)

Thời gian phát hiện bệnh

MAU (+)

MAU (-)

 

n

%

n

%

< 5 năm

15

20,0

60

80,0

χ2 = 6,835

p = 0,009

> 5 năm

45

37,8

74

62,2

Vòng bụng ở nữ (cm)

n

%

n

%

 

Tăng vòng bụng

41

95,3

71

73,2

χ2 = 9,138

p = 0,029

Không tăng vòng bụng

02

4,7

26

26,8

Mỡ máu

n

%

n

%

p

Cholesterol tăng

37

43,0

49

57,0

 < 0,001

Cholesterol bình thường

23

21,3

85

78,7

Triglycerid tăng

48

36,9

82

63,1

 < 0,01

Triglycerid bình thường

12

18,8

52

81,3

MAU

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

p

Dương tính

138,3 ± 15,6

84,7 ± 5,03

 < 0,001

Âm tính

129,8 ± 14,4

81,04 ± 7,41

Mỡ máu

hs-CRP (mg/L) (n = 60)

p

HDL-c giảm

6,24 ± 3,37

 < 0,001

HDL-c bình thường

2,56 ± 2,07

 

3. Sự thay đổi MAU và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+).

Bảng 3. Tỷ lệ MAU (+) trước và sau điều trị 6 tháng (n = 56).

MAU

 

Trước điều trị

Sau điều trị

(n)

(%)

(n)

(%)

Dương tính

56

100

40

71,4

Âm tính

0,0

0,0

16

28,6

 

Bảng 4. Nồng độ MAU (+) và hs- CRP trước và sau điều trị 6 tháng (n = 56)

Đặc điểm

Nồng độ MAU (mg/g)

p

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trước điều trị

73,41 ± 45,07

30,19

218,3

< 0,001

Sau điều trị

55,70 ± 34,27

22,9

166,14

 

Nồng độ hs-CRP (mg/L)

 

Trước điều trị

2,96 ± 2,50

0,27

10

< 0,001

Sau điều trị

2,46 ± 2,46

0,26

9,7

 

Bảng 5. Sự thay đổi mức độ hs-CRP trước và sau điều trị 6 tháng

Mức độ nguy cơ

Trước điều trị (n=56)

Sau điều trị 

p

(n)

(%)

(n)

(%)

 

< 0,001

Thấp

9

16,1

24

42,9

Trung bình

29

51,8

22

39,2

cao

18

32,1

10

17,9

 

IV. BÀN LUẬN

1. Tỷ lệ, MAU (+), nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

Trong nghiên cứu chúng tôi đánh giá MAU (+) dựa trên tỷ lệ MAU/Creatinine niệu, mức xác định dựa theo tiêu chuẩn của WHO, nồng độ MAU (+) được xác định từ 30-300 mg/g. Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+) chiếm tỷ lệ 30,9%. Theo Nguyễn Đức Phát nghiên cứu trên 299 bệnh nhân thì tỷ lệ MAU (+) chiếm 22,7% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi[7]. Đoàn Thị Kim Châu nghiên cứu trên 105 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa nhận thấy nhóm ĐTĐ type 2 MAU (+) chiếm tỷ lệ 33,3%[1], Nguyễn Đức Ngọ nghiên cứu trên 201 bệnh nhân thì MAU (+) là 32,2%[6], Vũ Bích Nga nghiên cứu trên 147 bệnh nhân MAU (+) là 35,4%[5]. Tỷ lệ MAU (+) các nghiên cứu trên tương đồng với kết quả của chúng tôi. Theo Anthony. N. Dixon nghiên cứu MAU (+) ở bệnh nhân Nam Á và bệnh nhân da trắng Châu Âu bệnh ĐTĐ type 2 tại Anh Quốc nhận thấy bệnh nhân gốc Nam Á MAU (+) là 31% và bệnh nhân da trắng Châu Âu là 20%[9]. Yeung. V. T. F nghiên cứu tại Hồng Kông, kết quả MAU (+) là 24,9%[15]. Như vậy, MAU (+) ở các nước Châu Á có tỷ lệ cao hơn các nước ở Châu Âu. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tỷ lệ MAU (+) có sự khác biệt có thể là do đối tượng, thời gian, quy mô và địa điểm nghiên cứu khác nhau.

Xét nghiệm tìm MAU (+) là một cận lâm sàng dễ thực hiện và ít tốn kém nhất, được khuyến cáo để tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh thận ĐTĐ type 2. MAU (+) được xem là một chỉ dấu của sự rối loạn chức năng nội mạc, tiên lượng tử vong, biến chứng tim mạch và bệnh thận ĐTĐ type 2. Người ta thấy rằng tỷ lệ bệnh tim mạch và bệnh thận gia tăng tỷ lệ thuận theo nồng độ của MAU (+). Nồng độ trung bình MAU (+) trong nghiên cứu này là 78,48 ± 51,74mg/g, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ nồng độ trung bình của MAU (+) là 31,9 ± 30,5mg/g[6] và Đoàn Thị Kim Châu nồng độ trung bình MAU (+) là 64,4 ± 45,9mg/g[1]. Nồng độ MAU (+) trong nghiên cứu không cao hơn so với mức khuyến cáo hiện nay, nhưng cần thiết phải có những nghiên cứu lớn hơn để tìm ra ngưỡng nồng độ MAU (+) thấp nhất giúp phát hiện sớm nguy cơ biến chứng tim mạch và bệnh thận ĐTĐ type 2.

Nồng độ trung bình hs-CRP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+) là 2,92 ± 2,46mg/L, Nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Châu trên 105 có hội chứng chuyển hóa thì nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có nồng độ trung bình hs-CRP là 3,8 ± 4,3mg/L, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi[1]. Mohammad Javad Mojahedi, nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhận thấy bệnh nhân có MAU (+) thì nồng độ trung bình hs-CRP là 4,98 ±1,45mg/L[13]. Sự khác biệt về nồng độ hs-CRP giữa các nghiên cứu có thể do sự khác nhau về quy mô, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên.

2. Các yếu tố liên quan MAU (+), hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

Bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm MAU (+) chiếm tỷ lệ 80% (p < 0,05). Điều này có thể giải thích do bệnh nhân trong nghiên cứu có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm có thể xuất hiện nhiều biến chứng trong đó có MAU (+) là phù hợp với sinh lý bệnh của MAU. Hồ Hữu Hóa nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì nhóm có thời gian phát hiện bệnh < 5 năm MAU (+) chiếm tỷ lệ là 32,3%, nhóm 5-10 năm là 62,2% và nhóm > 10 năm tỷ lệ là 88,8%[4]. Theo Vũ Bích Nga nghiên cứu thì nhóm có thời gian phát hiện bệnh < 5 năm MAU (+) chiếm tỷ lệ 50,0%, nhóm 5-10 năm là 83,3% và nhóm > 10 năm tỷ lệ là 85,7%[5]. Kết quả nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ MAU (+) có xu hướng gia tăng theo thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2. Thời gian bệnh càng dài thì tỷ lệ bệnh nhân có MAU (+) càng tăng. Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả Hồ Hữu Hóa và Vũ Bích Nga[4],[5].

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thấy tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân nữ có tăng vòng bụng cao hơn có ý nghĩa thống so với bệnh nhân nữ không có tăng vòng bụng (95,3% so với 4,7%) (p < 0,05). Trần Thị Ngọc Thư thấy rằng nhóm bệnh nhân có tăng vòng bụng thì tỷ lệ MAU (+) là 77,7% cao hơn so với nhóm không tăng vòng bụng (p < 0,01)[8]. Theo Nguyễn Đức Ngọ nhóm bệnh nhân có tăng vòng bụng thì tỷ lệ MAU (+) là 14,8% cao hơn so với nhóm không tăng vòng bụng (p > 0,05)[6]. Điều náy cho thấy tăng vòng bụng tỷ lệ thuận với mức độ tăng của MAU (+).

Bệnh nhân có tăng cholesterol và triglycerid thì tỷ lệ MAU (+) cao hơn so với bệnh nhân có cholesterol và triglycerid bình thường lần lượt là 43,0% so với 21,3% và 36,9% so với 18,8% (p < 0,05). Theo Đoàn Thị Kim Châu bệnh nhân có MAU (+) nhóm tăng triglycerid chiếm tỷ lệ 27,6%, giảm HDL-c chiếm tỷ lệ 28,0% và cả 2 nhóm có tăng hoặc không tăng triglycerid và giảm hay không giảm HDL-c đều có nguy cơ có MAU (+) như nhau (p > 0.05)[1]. Hồ Hữu Hóa thấy rằng bệnh nhân có MAU (+) tăng triglycerid chiếm tỷ lệ 55,0% và những bệnh nhân triglycerid tăng ≥ 2,3mmol/L có nguy cơ MAU (+) gấp 3 lần so với bệnh nhân triglycerid bình thường (p < 0,05)[4]. Phan Văn Đức khảo sát MAU (+) trên 133 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho thấy không có sự liên quan giữa MAU (+) với tăng cholesterol và tăng triglycerid[2].

Trị số HATT và HATTr ở bệnh nhân MAU (+) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với với trị số HATT và HATTr ở nhóm bệnh nhân có MAU (-) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Đỗ Thị Mỹ Hạnh nghiên cứu trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa thấy rằng tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân THA là 39,2% và bệnh nhân không THA là 15,4% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)[3]. Đoàn Thị Kim Châu nghiên cứu trên 105 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thấy rằng bệnh nhân có THA thì MAU (+) chiếm tỷ lệ 33,3% và bệnh nhân không THA thì MAU (+) chiếm 8,3% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,005)[1]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác đều thấy MAU (+) có liên quan với THA.

Nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân có giảm HDL-c cao hơn so với bệnh nhân có HDL-c bình thường (p < 0,05).

3. Sự thay đổi của MAU và hs-CRP sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan và Atorvastatin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+)

Trong nghiên cứu chúng tôi thực hiện phác đồ điều trị ĐTĐ type 2 theo hướng dẫn của ADA 2013 có phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và Atorvastatin nhằm đánh giá sự thay đổi MAU (+) và hs-CRP sau  điều trị 6 tháng trên bệnh nhân ĐTĐ type 2. Tỷ lệ MAU (+) sau điều trị là 71,4% giảm 28,6% so với trước điều trị và nồng độ trung bình MAU (+) sau điều trị là 55,70 ± 34,27mg/g giảm so với trước điều. Nồng độ trung bình hs-CRP của bệnh nhân sau điều trị thấp hơn so với trước điều trị và mức độ nguy cơ trung bình hs-CRP giảm từ 51,8% trước điều trị xuống còn 39,2% sau điều trị. Mức độ nguy cơ cao giảm từ 32,1% trước điều trị xuống còn 17% sau điều trị. Mức độ nguy cơ thấp từ 16,1% tăng lên 42,9% sau điều trị (p < 0,001). Sự thay đổi này cho thấy điều trị thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và Atorvastatin có thể làm thay đổi nồng độ MAU (+) và nồng độ hs-CRP.

Thuốc ức chế thụ thể Irbesartan ức chế hệ thống renin-angiotensin tại thận làm kháng lực tiểu động mạch đi giảm và hạ thấp áp lực trong cầu thận dẫn đến giảm tốc độ bài tiết MAU giúp làm chậm tiến trình bệnh thận. Điều trị thuốc Irbesartan trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 làm giảm nồng độ MAU (+) dẫn đến giảm tiến triển bệnh thận ĐTĐ type 2 do làm giảm các yếu tố nguy cơ khác. Lewis. E. J nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ thận của Irbesartan trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau 2,6 năm thấy rằng ở nhóm điều trị với Irbesartan thì MAU (+) giảm đến 20% so với nhóm giả dược (p = 0,02). Nghiên cứu IRMA2 thực hiện trong 2 năm trên bệnh nhân ĐTĐ type 2, kết quả giảm hs-CRP 5,4% mỗi năm so với mức tăng 10% mỗi năm với nhóm giả dược (p <0,001), việc sử dụng Irbesartan làm giảm hs-CRP có liên quan với giảm nồng độ MAU(+). Klaus G Parhofer thấy rằng sau 6 tháng điều trị bằng Irbesartan liều chuẩn thì nồng độ hs-CRP sau điều trị là 4,01 ± 6,74mg/L giảm so với trước điều trị là 4,81 ± 7,95mg/L[12].

Thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin làm giảm nồng độ hs-CRP do gia tăng tốc độ thanh thải hoặc làm giảm sự tổng hợp và bài tiết của hs-CRP. Giảm IL-1b, IL-6 và TNF-α dẫn đến giảm tổng hợp hs-CRP. Sau cùng sẽ làm giảm mọi hoạt động của hs-CRP trong quá trình viêm. Theo Vande Ree. M. A điều trị với Atorvastatin 10mg hoặc giả dược về mức giảm hs-CRP sau 30 tuần thì nồng độ hs-CRP tăng 6,6% ở nhóm dùng giả dược và giảm 15,0% ở nhóm sử dụng Atorvastatin 10mg (p < 0,001). Suyog Sindhu nhận thấy điều trị có phối hợp với Atorvastatin thì nồng độ hs-CRP sau điều trị là 1,80 ± 0,52mg/L giảm so với trước điều trị là 2,78 ± 0,55mg/L (p < 0,05)[14]. Antonio Ceriello nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối hợp Atorvastatin 40mg/ngày và Irbesartan 300mg/lần/ngày sử dụng riêng lẽ và kết hợp hoặc giả dược. Kết quả cho thấy nồng độ hs-CRP giảm một cách đáng kể, đồng thời điều trị phối hợp giữa Irbesartan với Atorvastatin có hiệu quả hơn khi sử dụng thuốc Atorvastatin đơn độc[10].

Các nghiên cứu trên đều ghi nhận thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin có tác dụng làm giảm MAU (+) qua đó làm giảm hs-CRP. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi bị hạn chế là chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu trong nước để so sánh. Mặt khác các nghiên cứu nước ngoài có sự khác biệt về quy mô, cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu. Vì vậy cần có những nghiên cứu lớn hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nghiên cứu đạm niệu vi lượng, nồng độ hs-CRP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 và sự thay đổi sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin ở 194 bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau 6 tháng, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Tỷ lệ MAU (+) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 30,9%. Nồng độ trung bình của MAU (+) là 78,48 ± 51,74mg/g. Nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+) là 2,92 ± 2,46mg/L.

MAU (+) liên quan với thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng ở nữ, cholesterol, triglycerid và THA (p < 0,05). Nồng độ hs-CRP có liên quan với HDL-c (p < 0,05).

Điều trị ĐTĐ type 2 phối hợp thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin làm giảm tỷ lệ MAU (+) 28,6%, giảm nồng độ MAU (+), giảm nồng độ hs-CRP và tăng tỷ lệ mức độ nguy cơ hs-CRP thấp 42,9% (p < 0,001).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đoàn Thị Kim Châu, Ngô Văn Truyền (2011), "Nghiên cứu Albumin niệu vi thể ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ",  Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế. 
  2. Phan Văn Đức, Ngô Văn Truyền (2013), "Khảo sát đạm niệu vi lượng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đánh giá kết kết quả đạm niệu vi lượng bằng thuốc Perindopril ở các cán bộ được quản lý tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành Ủy TP Cần Thơ", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  3. Đỗ Thị Mỹ Hạnh (2008), "Nghiên cứu Albumin niệu vi thể ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
  4. Hồ Hữu Hóa (2009), "Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm Microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên", Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
  5. Vũ Bích Nga, Trịnh Kim Giang (2012), "Tình hình biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí nghiên cứu Y học, 80(3), tr. 78-86.
  6. Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng (2009), "Microalbumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 mối liên quan với các thành phần của Hội chứng chuyển hóa", Tạp chí Y học thục hành, 2, tr. 1-4.
  7. Nguyễn Đức Phát, Hoàng Trung Vinh (2009), "Tỷ lệ, đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2", Tạp chí Y học thực hành, 6-2012, tr. 52-54.
  8.  Trần Thị Ngọc Thư, Nguyễn Hoành Cường (2012), "Nghiên cứu Microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2", Tạp chí Y học Việt Nam.
  9. Anthony. N. Dioxin, Nel T Raymon (2006), "Prevalence of microalbuminuria and hypertension in South Asians and white Europeans with type 2 diabetes: a report from the United Kingdom Asian Diabetes Study (UKADS)", Diabetes and Vascular Disease Research, pp. 22-25.
  10. Antonio Ceriello, Roberta Assaloni (2005), "Effect of Atorvastatin and Irbesartan, Alone and in Combination, on Postprandial Endothelial Dysfunction, Oxidative Stress, and Inflammation in Type 2 Diabetic Patients", American Heart Association, 17. 
  11. Frederik Persson (2006), "Irbesartan Treatment Reduces Biomarkers of Inflammatory Activity in Patients With Type 2 Diabetes and Microalbuminuria", American Diabetes Association, 55, pp. 3550-3555.
  12. Klaus. G. Parhofer (2007), "Effect of the angiotensin receptor blocker irbesartan on metabolic parameters in clinical practice: the DO-IT prospective observational study", Original investigation, 27.
  13. Mohammad Javad Mojahedi (2009), “Elevated Serum C-Reactive Protein Level and Microalbuminuria in Patients With Type 2 Diabetes Mellitus”, Iranian Journal of Kidney Diseases, 3, pp. 6 - 12.
  14. Suyog Sindhu (2011), "Effects of atorvastatin and rosuvastatin on high-sensitivity C-reactive protein and lipid profile in obese type 2 diabetes mellitus patients", Journal of Pharmacology and Pharmacotherapeutics 2(4), pp. 261-265.
  15.  Yeung. V. T. F, Lee. K. F, et al (2006), "MicroAlbuminuria Prevalence Study (MAPS) in hypertensive type 2 diabetic patients in Hong Kong", Hong Kong Med J 12, pp. 185-190.

BSCKII.Châu Quôc Lượng