Nghiên cứu tình hình thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Cái Nước Cà Mau năm 2017

20:10:00 06/05/2019

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu. Trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm khoảng 25-35% ở các nƣớc đang phát triển và 5-8% ở các nƣớc phát triển [8]. 

Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, khoa Khám bệnh mỗi năm khám khoảng 2.300 thai phụ nhưng không xét nghiệm tầm soát thiếu máu dinh dưỡng. Nên chúng tôi nghiên cứu “Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước năm 2017” 

 Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan nhằm góp phần trong dự phòng và điều trị cho phụ nữ mang thai bị bệnh thiếu máu thiếu sắt

2. PHƯƠNG PHÁP

Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Cái Nước tỉnh Cà Mau.

Đối tượng: Tất cả phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Khám bệnh.

Thơi gian: Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018.

Phương pháp: Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo thiết kế mô tả cắt ngang. 

Cỡ mẫu nghiên cứu: Tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ.

 (Với p=0,25 , d=0.05, Z2 (1 - 1/2) =1,96. n=288 (tròn số 300)) 

• Phương pháp thu thập số liệu: Hỏi phỏng vấn, khám lâm sàng đánh giá tình trạng thiếu máu và xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu máu.

3. KẾT QUẢ 

3.1. Đặc điểm chung của dối tƣợng nghiên cứu

Biểu đồ 1: Tỷ lệ theo nhóm tuổi.

 Nhóm tuổi <25 chiếm 39%, từ 25 đến dưới 35 chiếm 47,7%, từ 35 trở lên 13,3% 

Nghề nghiệp nông dân 76,7%, nội trợ 19,3%, cán bộ nhân viên 2,7%, buôn bán 0,7%, công nhân 0,7%. 

Trình độ học vấn cấp III 60,3%, cấp II chiếm 34,3%; cấp I chiếm 2,7% và trên cấp 3 chiếm 2,7%. Không có hộ nghèo, có 1% hộ cận nghèo, 42% hộ trung bình và 57% hộ khá giàu. 

3.2. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt 

Bảng 1: Nồng dộ Hemoglobulin, Ferritin, tỷ lệ thiếu máu, tiếu máu thiếu sắt

Nồng độ hemoglobulin trung bình chung 11,84 ± 1,18 g/l, có xu hướng giảm dần theo tuổi nhưng không có ý nghĩa thống kê. 

Nồng độ ferritin trung bình chung 24,36 ± 18,43 ng/ml, nhóm tuổi thấp nhất từ 35 trở lên nhƣng không có ý nghĩa thống kê. 

Tỷ lệ thiếu máu 21%, có khác biệt các nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thiếu sắt 20,33%, nhóm tuổi 25 - <35 chiếm tỷ lệ cao nhất và có ý nghĩa thống kê. 

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 19,33%, có khác biệt các nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê.

3.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh thiếu máu thiếu sắt

Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt

Sự khác biệt của các yếu tố liên quan đến bệnh thiếu máu thiếu sắt có sự ý nghĩa thống kê bao gồm: 

- Học vấn 1, cấp 2 có tỷ lệ thiếu náu thiếu sắt 30,63% cao hơn trình độ cấp 3 trở lên là 12,17%.

 - Kinh tế gia đình thuộc hộ cận nghèo và trung bình có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 33,33% và 26,98% cao hơn nhóm thuộc khá giàu là 13,35%.

 - Mang thai ở 3 tháng giữa có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 24,67% cao hơn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

 - Uống viên sắt không thường xuyên có tỷ lệ thiếu náu thiếu sắt cao hơn so với uống thƣờng xuyên 57,14% so với 17,48%, 

- Thời gian uống viên sắt càng trể tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt càng cao (3 tháng cuối 31,25%, 3 tháng giữa 25,22%, 3 tháng đầu 14,20%)

4. BÀN LUẬN

Tỷ lệ thiếu máu là 21%, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân tại Bệnh viện trung ương Huế là 60,6% [7]. Phạm Thị Đan Thanh tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010 tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai là 36,7% [5]. Nghiên cứu trên phụ nữ tuổi sinh đẻ ngƣời Cơ Tu tại Huế cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 35%. Nghiên cứu thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’Mông tỉnh Cao Bằng năm 2015 của Nguyễn Quang Dũng là 31,9% [2]. 

Tỷ lệ thiếu sắt 20,33%, cao hơn nghiên cứu Nguyễn Quang Dũng là 16,1%[2]. Nghiên cứu của Phạm Vân Thúy về tình trạng thiếu vi chất của phụ nữ và trẻ em Việt Nam phạm vi 19 tỉnh thành toàn quốc năm 2010 có tỷ lệ thiếu sắt là 13,7% [6]. 

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 19,33%, thấp hơn nghiên cứu trên 22 quận nội, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh của Đặng Thị Hà là 31,53% [3]; Của Phạm Văn An tại Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh là 18,46% [1]; cao hơn nghiên cứu tại tỉnh Cao Bằng năm 2015 của Nguyễn Quang Dũng là 13,9% [2].

 Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt đó là: Trình độ học vấn càng thấp tỷ lệ bệnh càng cao. Thu nhập gia đình càng thấp bệnh càng nhiều. Cũng nhƣ các nghiên cứu của Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Ngân và Phạm Đan Thanh [3], [4], [5].

5. KẾT LUẬN

Tỷ lệ thiếu máu phụ nữ có thai khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa Cái Nƣớc là 21%. Tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh là 20,33%. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 19,33%. 

Liên quan phụ nữ có thai với tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt: Học vấn thấp; Kinh tế hộ gia đình cận nghèo; Phụ nữ có thai 3 tháng giữa; Uống viên sắt không thƣờng xuyên; Ăn uống ít hơn bình thường; Thời gian uống sắt bổ sung trể. Đó là các yếu tố gia tăng tỷ lệ bệnh thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Phạm Văn An, Cao Ngọc Thành (2010), “Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chi Minh năm 2008”, Tạp chí y học thực hành, 728 (7), tr. 81-85. 

2. Nguyễn Quang Dũng, Trần Thúy Nga (2015), “Thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ tuổi sinh đẻ người H”Mong tại một số xã thuộc huyên Bảo Lạc , tỉnh Cao Bằng” Tạp chí nghiên cứu y học phổ .

3. Đặng Thị Hà (2010), “Hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ sau sanh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14 (4), tr. 131-135. 

4. Nguyễn Thị Ngân (2002), Tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Huế. 

5. Phạm Thị Đan Thanh (2010), Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bạc Liêu, Luận án chuyên khoa II, chuyên ngành sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

6. Phạm Vân Thúy, Trần Thúy Nga, Lê Thị Hợp (2012),“Thực trạng tình trạng dinh dưỡng tre em Việt Nam”,Tạp chí nhi khoa, 5 (2), tr.6-4.

7. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2008), Nghiên cứu tình hình thiếu máu nhược sắc và hiệu quả việc bù sắt bằng đường uống trong thai kỳ, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 

8. Alhossain A. Khalafallah and Amanda E.Dennis (2012),“Iron Deficiency Anaemia in Pregnancy and Postpartum: Pathophysiology and Effect of Prel versus Intravenous Iron Therapy”, Hindawi Publishing Corporation Journal of Pregnancy, Article ID 630519

Đặng Hải Đăng