TỶ LỆ BỆNH LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN BỆNH NHÂN ≥ 50 TUỔI TẠI KHOA NỘI BVĐKKV CÁI NƯỚC-CÀ MAU

09:47:00 11/08/2014

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương tại bệnh viện huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2009. Kết quả: Có 154 nữ và 106 nam từ 50 tuổi trở lên. Tỷ lệ loãng xương 21,53%,. Tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng nhiều (p < 0,05). Trong 71 trường hợp gãy xương đốt sống tỷ lệ loãng xương 53,5% (p>0,05).

            Trong phân tích hồi quy đa biến; tuổi cao và nhẹ cân cả hai có liên quan đến BMD (r=0,63,p<0,05). Trong phân tích hồi quy logistic; tuổi cao, nhẹ cân, và mật độ xương thấp đều có liên quan đến gãy đốt sống. Kết luận: Tỷ lệ loãng xương 21,53%. Trong 71 trường hợp gãy xương đốt sống tỷ lệ loãng xương 53,5%. Tuổi cao, nhẹ cân, mật độ xương thấp đều có liên quan đến gãy xương đốt sống.

SUMMARY.

Objective: Identifiing the prevalence and distribution of osteoporosis and indentification risk factor of osteoporosis of Hospital of Cai Nuoc district, Ca Mau province. Methodes: A cross- sectional study was done in 2009. Results: Total of 154 women and 106 men aged from 50y and over. The prevalence of Osteoporosis was 21.53%. Osteoporosis prevalence among the age groups increased with age (p < 0.05). Among the 71 cases vertebral fractures, the prevalence of osteoporosis was 53.5%.

            In multivariable analysis; Advanced age and low body weight, both of which are related to BMD (r=0.63, p<0.05). In logistic regression analysis; Advanced age,  low body weight and osteopenia related  to Vertebral fractures. Conclusion: The prevalence of Osteoporosis was 21.53%. Among the 71 cases vertebral fractures, the prevalence of osteoporosis was 53.5%. Advanced age,  low body weight and osteopenia related  to Vertebral fractures.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Sự gia tăng tuổi thọ là tín hiệu vui cho tình trạng sức khỏe con người. Nhưng hệ lụy là kéo theo sự gia tăng các bệnh lý về chuyển hóa và thoái hóa, trong đó có loãng xương[8].

 Hậu quả cuối cùng của LX là gãy xương. Gãy xương thường gặp trên 60% ở phụ nữ sau mãn kinh và đàn ông trên 60 tuổi, khi bị gãy xương thì gia tăng nguy cơ gãy xương lần hai và kế tiếp, gia tăng nguy cơ tử vong và nhiễm trùng thứ phát[3,8,9].

Đứng trên phương diện kinh tế thì LX là một gánh nặng kinh tế quốc gia. Theo tính toán của các nhà kinh tế học. Tại Mỹ chi phí liên quan đến gãy xương và LX hàng năm lên đến 14 tỷ Mỹ kim, ở Úc 6 tỷ USD cao hơn chi phí cho bệnh tim mạch, ung thư và hen[5,8,9].

             Tại tỉnh Cà Mau chưa có một nghiên cứu nào về quy mô của LX. Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Xác định tỷ lệ LX và tìm hiểu sự tương quan các YTNC đến loãng xương.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

            Bệnh nhân ≥ 50 tuổi được chọn ngẫu nhiên nhập viện tại khoa Nội Tim Mạch Lão Học bệnh viện ĐKKV Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu cắt ngang Cỡ mẫu:

    

Thay các giá trị vào công thức ta được cỡ mẫu tối thiểu là: 255 người (sai lầm loại I=5%, power=80%, e=5%, p = 20%). Thực tế chúng tôi nghiên cứu 260 bệnh nhân.

- Đo mật độ xương : Máy ALOKA, model : AOS-100.NW do Nhật sản xuất 2008. Chẩn đoán LX theo đề nghị của tố chức y tế thế giới năm 1994[6,8].

-  X quang cột sống thắt lưng: Máy SHIMADU cao tần do Nhật sản xuất.

 Đánh giá theo phương pháp bán định lượng do Genant khởi xướng[6,8].

            - Chẩn đoán LX khi dựa vào chỉ số T do WHO đề nghị. Theo đó nếu T ≤ - 2,5 được chẩn đoán LX. Nếu T nằm trong khoảng -2,5 đến -1 gọi là thiếu xương và nếu T cao hơn -1 là bình thường.

- Các số liệu được xử lý bằng bằng phần mềm thống kê R 7.2.1

            3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Qua khảo sát 260 bệnh nhân tuổi trung bình 69,55±9,7. Tuổi lớn nhất 97, tuổi nhỏ nhất 50; gồm 106 nam chiếm 40,76%, 154 nữ chiếm 59,24%. Chúng tôi ghi nhận các kết quả sau:

            Bảng: 3.1. Tỷ lệ LX.

Giới tính

N

LX (n/%)

P

Nam

106

15/14,15

<0,05

Nữ

154

41/26,62

Chung

260

56/21,53

 

            Nhận xét: Tỷ lệ LX trong nghiên cứu: 21,53%. Nam: chiếm 14,15%, Nữ: chiếm 26,62%, Nữ nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê.

            Bảng: 3.2. Tỷ lệ LX theo nhóm tuổi.

Nhóm tuổi

N

LX

Tỷ lệ%

P

50-59

38

3

7,89

<0,05

60-69

97

9

9,27

70-79

90

26

28,88

≥ 80

35

18

51,42

Tổng số

260

56

100

 

            Nhận xét: Tỷ lệ LX tăng dần theo nhóm tuổi tăng và có ý nghĩa thống kê.

Bảng: 3.3. Tỷ lệ LX trên các YTNC

YTNC

Có YTNC

Không YTNC

P

KTC 95%

LX

Không LX

LX

Không LX

GXS

(n=71)

38

53,52%

33

18

9,52%

171

<0,05

0,30 – 0,57

MKS

(n=19)

11

57,89%

8

14

15,73%

75

<0,05

0,15 – 0,68

Hút TL

(n=72)

11

15,27%

61

4

11,76%

30

<0,05

0,12– 0,19

Hay TN

(n=70)

22

31,42%

48

34

17,89%

156

<0,05

0,004 – 0,26

Uống rượu (n=36)

7

19,44%

29

 

8

11,42%

62

>0,05

0,09–0,25

Tập TD

(n=83)

16

67

40

137

>0,05

0,08 – 0,14

Nhận xét: GXS, MKS, hút TL, hay TN là các YTNC có tỷ lệ LX  cao hơn nhóm không phơi nhiễm có ý nghĩa thống kê. không có sự khác biệt về tỷ lệ LX trên các YTNC: uống rượu và tập TD.

3.4. Tương quan giữa tuổi, cân nặng và mật độ xương.

 

 p: < 0,001

 R2 = 0,63

 y =  -1.16 + (-0,044)tuổi + (0,052)cân nặng

 

Nhận xét: Có sự tương quan giữa tuổi cao và cân nặng thấp đến mật độ xương (r = 0,67). Giữa cân nặng và tuổi cũng có sự tương quan có ý nghĩa nhưng yếu hơn (r = 0,43).

 

3.5. Tương quan giữa mật độ xương và GXS

 

 0         1

-1,19 -2,28 

t = 11,06,

p < 0,05.

β = -1,759

 

Nhận xét: Trong nhóm GXS có mật độ xương trung bình thấp hơn nhóm không GXS. Mật độ xương càng giảm nguy cơ GXS càng tăng.

 

 3.6. Tương quan giữa tuổi và GXS.

 

 0         1

 

66,86   76,84: 

t = -7,998,

p < 0,05

β = 0,132

  

 

           

Nhận xét: Nhóm GXS có tuổi trung bình cao hơn nhóm còn lại. Nguy cơ GXS tăng lũy tiến theo tuổi tác.

            3.7.Tương quan giữa cân nặng và GXS

 

  0         1

54,58  47,57

t = 6,63

 p = < 0,05

β = -0,138

 

Nhận xét: Cân nặng trung bình nhóm GXS thấp hơn nhóm không GXS. Cân nặng càng giảm nguy cơ GXS càng cao.

4. BÀN LUẬN.

            Qua kết quả nghiên cứu trên 260 bệnh nhân chúng tôi nhận thấy các vấn đề sau:

4.1. Tỷ lệ LX:

            Tỷ lệ LX chung trong nghiên cứu chúng tôi 21,53%, tần suất lưu hành ở Nữ 26,62%, Nam 14,25%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Một nghiên cứu dịch tễ ở Việt Nam cho thấy 20% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng LX. Nghiên cứu Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn ở thành phố Hồ Chí Minh: Tỷ lệ LX là 17,1%[8,11]. Do đối tượng nghiên cứu khác nhau nên không thể so sánh nhưng qua các số liệu trên cho thấy tần suất lưu hành của LX trong cộng đồng khá cao. Tỷ lệ mắc gia tăng theo nhóm tuổi cao nhất từ 80 tuổi trở lên chiếm 51,42%. Ghi nhận này phù hợp với đa số nghiên cứu dịch tễ trước đây và sinh lý bệnh của loãng xương[1,3].

 LX lâu nay được cho là căn bệnh của nữ giới nhưng hiện nay cũng gặp rất nhiều ở nam giới. Một nghiên cứu đàn ông người da trắng cho thấy khoảng 6-10% đàn ông trên 50 tuổi có triệu chứng LX và 33-47% có triệu chứng giảm xương. Tuy nhiên tỷ lệ này còn cao hơn ở người Châu Á chiếm 12,6%[4,8,9,10]. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tình trạng LX  là 14,25% .

           

            4.2. Tỷ lệ LX trên các YTNC.

            Khi phân tích tỷ lệ LX trên bệnh nhân có hay không phơi nhiễm với các YTNC thường gặp, thì cho thấy tỷ lệ LX trên các YTNC: GXS, hút TL, hay TN, MKS lần lượt là 53,52%; 15,27%; 31,42%; 57,89% nhiều hơn nhóm không phơi nhiễm có ý nghĩa thống kê (bảng 3.4). Kết quả này phù hợp với đa số các nghiên cứu[7,10]. Tỷ lệ LX trên các YTNC uống rượu, tập thể dục, không khác gì so với nhóm còn lại.

            4.3. Sự tương quan các YTNC.

4.3.1.Tương quan giữa tuổi cân nặng và mật độ xương.

            Bởi vì cả tuổi cao và cân nặng thấp đều có liên quan tương hỗ đến mật độ xương,[3,4,8,9] nên chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa tuổi, cân nặng và mật độ xương, (r = 0,67; p<0,05). Ngoài ra còn cho thấy tuổi và cân nặng tương quan có ý nghĩa nhưng mức độ yếu hơn (r = 0,43; bảng 3.5). Theo Kết quả tính toán có được: Cứ tăng một tuổi thì mật độ xương giảm 0,044 độ lệch chuẩn và giảm một Kg trọng lượng thì mật độ xương giảm 0,052 độ lệch chuẩn. Kết hợp cả hai yếu tố này giải thích được 63% sự giảm mật độ xương (R2 = 0,63).

            4.3.2.Liên quan giữa tuổi, cân nặng mật độ xương và GXS

            Qua phân tích t.test cho thấy tuổi, cân nặng, MĐX nhóm không GXS đều khác hơn nhóm GXS có ý nghĩa thống kê (p<0,05; bảng 3.6, 3.7 và 3.8). Để kiểm chứng chúng tôi tiến hành phân tích theo mô hình hồi quy logistic cho thấy tuối càng cao, cân nặng càng thấp, mật độ xương càng giảm đều là những nguy cơ GXS. Từ kết quả phân tích cho thấy: Mật độ xương tăng một độ lệch chuẩn thì tỷ số khả dĩ GXS giảm 80%. Tương tự nếu giảm một Kg thê’ trọng, giảm một tuổi thì tỷ số khả dĩ GXS giảm lần lượt là 68% và 41%.

            5. KẾT LUẬN.

            5.1. Tỷ lệ LX chung chiếm: 21,53%. Tỷ lệ LX ở phụ nữ 26,62% nhiều hơn nam giới có ý nghĩa thống kê.

            5.2 Tỷ lệ LX tăng lũy tiến theo nhóm tuổi.

            5.3. Tỷ lệ LX trên các YTNC: GXS, hút TL, hay TN, MKS nhiều hơn nhóm không phơi nhiễm có ý nghĩa thống kê.

            5.4. Sự tương quan các YTNC.

            - Có sự tương quan giữa tuổi, cân nặng và mật độ xương qua mô hình hồi quy đa biến.

            - Có sự tương quan giữa tuổi, cân nặng, mật độ xương và GXS qua mô hình hồi quy logistic.

 

Bùi Văn Dủ

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.      Annie Kung (2008),”Loãng xương: Các yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 20-21.

2.      Ego Seeman (2008),”Những tiến bộ mới trong loãng xương”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 6-7.

3.      Edith Lau (2008),”Dịch tễ học loãng xương Châu Á”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 3-4.

4.      Leonard Koh (2008),”Loãng xương: Nhận diện người có nguy cơ cao ”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 18-19.

5.       Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007),”Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ”,Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa, NXB Y học, trang 13-78

6.      Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007),”Chẩn đoán và xét nghiệm”,Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa, NXB Y học, trang 79-119.

7.      Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007),”Điều trị và phòng ngừa”,Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa, NXB Y học, trang 144-201.

8.      Nguyễn Văn Tuấn (2008),”Loãng xương”,Thờ sự y học hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 29, trang 11-22 và 26-33.

9.      Nguyễn Văn Tuấn (2008),”Nhận diện người có yếu tố nguy cơ cao gãy xương”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 12-17.

10.  Nguyễn Thị Thanh Hương (2008),”Sự đô thị hoá và gãy xương”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 4-5.

11.  Nguyễn Văn Tuấn, Hồ Phạm Thục Lan (2008), ”Ăn chay trường và loãng xương: một nghiên cứu trên các ni cô phật giáo”, Tầm nhìn Châu Á về loãng xương, Kỷ yếu hội nghị, Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 28-29.