Thuốc kháng kết tập tiểu cầu

13:02:00 04/05/2015

 

Cơ chế thành lập huyết khối hết sức phức tạp, ở đây chỉ nói đến những khâu đơn giản, cơ bản liên quan đến tác dụng các nhóm thuốc kết tập tiểu cầu.

A. Cơ chế thành lập huyết khối.

Khi bị tổn thương, ví như mảng xơ vữa động mạch bị viêm, màng tế bào giải phóng phospholipid màng. Dưới tác dụng của phospholipase A2 chất này chuyển thành acid arachidonic. Sau đó, dưới tác dụng của Cylo-oxygenase  (có trong tiểu cầu), acid arachidonic sản xuất  thromboxan A 2 (TXA2) tác động đến sự lắng đọng tiểu cầu. Tiểu cầu tiếp tục được huy động và kích hoạt sẽ phóng xuất:

- ADP (adenosine diphosphate) có tính chất làm kết dính tiểu cầu.

- AMPc  ngăn cản sự ngưng tập tiểu cầu và ngăn cản sự phóng xuất và kết dính tiểu cầu.

- Bộc lộ thụ thể glycoproteinGPIIb/IIIa của màng tiểu cầu gắn kết các phân  fibrinogen giữa các tiểu cầu. Liên kết này tạo thành một mạng lưới vững chắc, bắt giữ các hồng cầu và tạo ra cục huyết khối làm thành cục máu đông.

B. Các thuốc kháng kết tập tiểu cầu.

Hiểu đuợc cơ chế trên các nhà nghiên cứu phát triển các thuốc kháng kết tập tiểu cầu bằng cách tiếp cận một trong các khâu của chuổi sinh lý trên.

1. Nhóm ức chế men Cyclo-oxygenase.

          Aspirin: Ức chế men Cyclo-oxygenase do đó ức chế sự thành lập thromboxan A2 do đó ức chế sự kết tập tiểu cầu tại vị trí tổn thương đưa đến không hình thành huyết khối.

2. Nhóm ức chế ADP Receptor, (nhóm Thienopyridine).

          a). Ticlopidine: Ngày nay Ticlopidine ít sử dụng hơn vì có một số tác dụng phụ quan trọng như giảm bạch cầu hạt (có thể gây tử vong), suy tủy và tắc mật.

          b). Clopidogrel: Bản thân clopidogrel là tiền thuốc không có hoạt tính kháng tiểu cầu. Sau khi được hấp thu ở ruột, khoảng 85% lượng thuốc hấp thu được chuyển hóa bởi các enzym esterase thành những chất không có hoạt tính và 15% được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrome P-450 (hai bước) ở gan thành chất có hoạt tính ức chế thụ thể P2Y12 trên bề mặt tiểu cầu, làm ADP không gắn được vào thụ thể của nó dẫn tới không hoạt hoá được tiểu cầu (hình dưới).

Description: nrcardio

c).  Prasugrel: Là thuốc mới nhất thuộc nhóm thienopyridine. Sau khi vào ống tiêu hóa, prasugrel bị thủy phân nhanh chóng bởi esterase trong ruột và máu thành chất chuyển hóa trung gian. Chất này lại được biến thành chất chuyển hóa có hoạt tính bởi enzym cytochrome P450 (một bước), chất chuyển hóa có hoạt tính của prasugrel ức chế không hồi phục thụ thể P2Y12 của tiểu cầu. Như vậy Prasugrel khắc phục được nhược điểm của Clopidogrel nên prasugrel có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu mạnh hơn, nhanh hơn và ổn định hơn so với clopidogrel.

d). Thuốc ức chế P2Y12 không thuộc nhóm thienopyridine:

 Ticagrelor có tác dụng ức chế trực tiếp có hồi phục thụ thể P2Y12 của tiểu cầu. Đây là thuốc đầy triển vọng qua nghiên cứu PLATO (Study of Platelet Inhibition and Patient Outcomes).

3. Các thuốc ức chế thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu.

Abciximab, Eptifibati và Tirofiban. Các thuốc này ức chế glycoprotein IIb/IIIa sẽ ức chế những liên kết chéo bằng fibrin giữa các tiểu cầu do đó ức chế  hình thành huyết khối.

4. Thuốc làm tăng AMP vòng tiểu cầu:

Dipyridamole: Ức chế sự vỡ ra của AMP vòng do phosphodiesterase do đó là tăng nồng độ APM vòng ngăn cản sự ngưng tập, phóng xuất và kết dính tiểu cầu.

   BÙI VĂN DỦ