CÁC PHÒNG CÁC KHOA
Liên kết |
Sử dụng insulin trên bệnh nhân Đái tháo đường type: Khuyến cáo ADA 201514:04:00 09/06/2015
1. Khuyến cáo: a). Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 nên điều trị insulin 3-4 mũi trong ngày (multiple dose insulin – MDI), bao gồm insulin nền và insulin trước mỗi bữa ăn hoặc bơm insulin liên tục dưới da. b). Hầu hết bệnh nhân ĐTĐ type 1 chỉnh liều insulin phù hợp với lượng đường ăn vào trong ngày và nồng độ glucose máu trước mỗi bữa ăn. c). Hầu hết bệnh nhân ĐTĐ type 1 nên sử dụng insulin analog để giảm nguy cơ hạ đường huyết. 2. Phác đồ MDI: 2.1. Liều lượng Liều 0,4-0,7 UI/kg, 50% insulin analog tác dụng nhanh, 50% inslin nền. Trước các bữa ăn sáng, trưa, tối bệnh nhân được tiêm insulin analog tác dụng nhanh: Aspart hoặc Lispro hoặc Glulisine. Trước ngủ (22 giờ) bệnh nhân được tiêm insulin nền: Glargine hoặc Detemir.
2.2. Chỉnh liều a). Chỉ số I/C: là chỉ số phản ánh lượng Carbonhydrat tiêu thụ cho 1 (một) đơn vị insulin, ước tính chỉ số này theo công thức sau:
Lưu ý công thức này chỉ sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ type 1 đang điều trị phác đồ MDI và chỉ mang tính ước tính.
Ví dụ bệnh nhân đang điều trị theo phác đồ và chế độ ăn sau:
Nếu buổi trưa bệnh nhân muốn ăn 75 g carbonhydrat thì chỉnh liều insulin như thế nào? - I/C bệnh nhân = 500/50 =10 nghĩa là 01 UI insulin ứng 10 g đường. - Lượng đường ước tính ăn thừa hơn bình thường vào buổi trưa: 75-60=15 g. - Lượng insulin cần thêm vào: 15/10=1,5 UI. Vậy lúc 12 giờ bình thường bệnh nhân tiêm 8 UI insulin Aspart thì hôm nay tiêm 9,5 UI. Dĩ nhiên nếu bệnh nhân ăn lượng đường ít hơn thì có thể giảm liều theo cách tính trên và nếu bệnh nhân không ăn thì không tiêm. Điều này khác hơn trước đây là bệnh nhân phụ thuộc insulin mà ngược lại insulin phụ thuộc vào bệnh nhân. b). Insulin Sensitivity Factor (ISF) Là chỉ số phản ánh độ nhạy insulin nghĩa là 1 (một) đơn vị insulin làm giảm bao nhiêu nồng độ đường trong máu. ISF= nếu đơn vị đo lường mg/dl, bằng nếu đơn vị đo lường mmol/l.
Ví dụ bệnh nhân trên.
Câu hỏi là chỉnh liều insulin sau cho phù hợp? Trên bệnh nhân này, giả sử chọn đường huyết mục tiêu là 7 mmol/l. Vậy đường huyết trước ăn sáng và tối đạt mục tiêu. Đường huyết trước ăn trưa chưa kiểm soát được. - ISF=100/50=2 nghĩa là 1 (một) UI insulin làm giảm 2 mmol/l đường huyết. - Lượng đường dư ra (chưa kiểm soát được): 11-7=4 mmol/l - Lượng insulin thêm vào : 4/2=2 UI. Vậy buổi trưa lượng insulin Aspart cần tiêm cho bệnh nhân: 8+2=10 UI. Lưu ý: Đường máu trước ăn phụ thuộc vào insulin nền, nên tăng hoặc hạ đường huyết đều giữa các buổi thì xem xét chỉnh liều insulin nền. Tăng, giảm 2-4 UI/lần, 2 lần/tuần. Đường huyết tăng hoặc giảm một thời điểm nào đó thì tìm hiếu các nguyên nhân tình trạng hoạt động thể lực, chế độ ăn, liếu lượng insulin nhanh, đường huyết sau ăn…để điều chỉnh phù hợp. Bùi Văn Dủ |