Tình hình bệnh Sốt rét và Lao Việt Nam giai đoạn 1999-2009

09:51:00 13/07/2015

1. Bệnh Sốt rét.

Trong vài thập niên gần đây mô hình bệnh tật thế giới có sự thay đổi từ các bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm dần, thay vào đó các bệnh không lây nhiễm như Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Loãng xương, thói hoá khớp…tăng lên. Và mô hình bệnh tật Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. Thật vậy theo thống kê Bộ y tế, năm 1976 tỷ lệ bệnh lây nhiễm 55,5%, không lây nhiễm 42,65% mô hình bệnh tật cả nước. Năm 2009 tỷ trọng bệnh lây nhiễm giảm xuống còn 22,9% tửc là giảm khoảng 2 lần, bệnh không lây nhiễm tăng lên 66,32% tức tăng khoảng 1/3.

Với sự phát triển của nền y tế dự phòng các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam như bạch hầu, ho gà, uốn ván, tiêu chảy…giảm rõ rệt. Sốt rét là ví dụ khá tiêu biểu cho phát biểu trên. Năm 1999 tổng số trường hợp bệnh số rét cả nước 341529 đến năm 2009 giảm xuống còn 60867 trường hợp, sau 11 năm bệnh sốt rét giảm xuống gần 6 lần. Tử vong do sốt rét cũng giảm theo từ 190 trường hợp năm 1999 giảm xuống còn 26 trường hợp vào năm 2009 (biểu đồ dưới).

 

Ghi chú: Trục tung bên trái biểu đồ: số trường hợp mắc Sốt rét. Trục tung bên phải biểu đồ số trường hợp chết do sốt rét.

 

 

2. Bệnh Lao.

          Bên cạnh tín hiệu vui vì bệnh Sốt rét giảm thì bức tranh bệnh lao giai đoạn 1999-2000 đáng lo ngại. Năm 1999 cả nước có 88879 trường hợp, các năm sau không thay đổi thậm chí có xu hương tăng lên. Năm 2009 tổng số trường hợp mắc bệnh lao 98142 tăng 10% so năm 1999. Chương trình phòng chống lao Quốc gia triển khai vào năm 1994, sau 5 năm hoạt động tình hình bệnh lao toàn quốc chưa có dấu hiệu cải thiện.


Ghi chú: AFB (+) Acid Fast Bacillus - trực khuẩn kháng axít.

          Trong số mắc bệnh lao các năm tỷ lệ bệnh nhân có AFB dương tính luôn chiếm khoảng hơn 50% trường hợp. Điều này vô cùng quan trọng khi đặt bệnh lao trong bối cảnh hiện tại có xuất hiện nhiều trường hợp bệnh lao đa kháng thuốc, bệnh HIV tích lũy cộng đồng còn cao và Đái tháo đướng có xu hướng gia tăng như đại dịch.

Nguồn: tổng hợp từ BYT

 

                                                                                                               BÙI VĂN DỦ